Vừa qua, buổi tọa đàm về nhạc sĩ Hoàng Việt đã diễn ra tại Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, do Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh tổ chức nhằm lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho người nhạc sĩ tài hoa này, cùng đợt với nhà thơ Lê Anh Xuân và nhà văn Nguyễn Thi.
19 TUỔI TỰ MÌNH ĐI TÌM CHIẾN KHU
Nhạc sĩ Hoàng Việt
Theo tiến sĩ, biên đạo múa Nguyễn Thành Đức (nghệ danh Trường Sơn), thì nhạc sĩ Hoàng Việt đã tự mình tìm đến với cách mạng. Ông Đức kể: “Hoàng Việt từ Sài Gòn vào chiến khu bằng cách xuống Mỹ Tho rồi tự mình đi vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Anh gặp dân quân, yêu cầu cho gặp Bộ Tư lệnh Quân khu 8 để được tham gia kháng chiến. Đó là năm 1947, Hoàng Việt mới 19 tuổi. Hành trang vào chiến khu của anh là các ca khúc: Tiếng còi trong sương đêm, Biệt đô thành, Chí cả… Chỉ 3 năm sau, ở chiến khu Đồng Tháp Mười, anh sáng tác một loạt bài ca ngợi quân dân nơi đây, nổi bật nhất là ca khúc Lá xanh. Đồng đội văn nghệ của nhạc sĩ lúc đó gồm có các nghệ sĩ cải lương tên tuổi: Tám Danh, Ba Du, Triệu An, Tư Xe, Thanh Nha, nhà văn Minh Lộc, nhà thơ Nguyễn Bính, Việt Ánh, Bảo Định Giang và các nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà quay phim Thái Lộc, Vũ Sơn, Khương Mễ, họa sĩ Hoàng Tuyển… Nhạc sĩ Hoàng Việt là người trẻ nhất trong đội quân văn nghệ này.
Nhạc sĩ Hoàng Việt tên thật là Lê Chí Trực, sinh ngày 26/10/1928 tại Chợ Lớn, là con trai út nhưng cũng là trưởng nam trong gia đình với 5 người chị gái; quê cha ở Bà Rịa - Vũng Tàu, quê mẹ ở Cái Bè - Tiền Giang. Trước khi “biệt đô thành” ra chiến khu, Hoàng Việt chơi nhạc ở Sài Gòn với nghệ danh Lê Trực. Tiếng còi trong sương đêm là bài hát đầu tay của ông. Về bài hát này, có người cho rằng ca từ và giai điệu khá “ủ ê” vì có những câu: “Bến nước gió rét đò đưa khách sang/ Đêm nay không gian chìm trong giá băng/ Lau xanh ven sông mờ rung bóng trăng/ Con đò sang ngang…” hay “Con ơi lòng mẹ ủ ê… Khi ra đi có hứa thu nay về…”.
Nhưng theo Nghệ sĩ ưu tú Minh Trị - nguyên thành viên Tổ Quân nhạc khu 8, nơi Hoàng Việt từng công tác - thì: “Ngày 23/9, khi quân Pháp trở lại xâm lược nước ta, cả Nam bộ kháng chiến, lúc đó Hoàng Việt đã là đội viên trong lực lượng quốc gia tự vệ (ngày nay là công an) thuộc tỉnh Bà Rịa. Pháp lần lượt đánh chiếm hết đô thị lớn, du kích phải lùi sâu vào quân miền, đơn vị võ trang của Hoàng Việt cũng phân tán và Hoàng Việt bị mất liên lạc. Ông trở về TP Sài Gòn để tránh tai mắt ở Bà Rịa, đồng thời tìm kế mưu sinh trong khi chờ bắt liên lạc với kháng chiến. Cho nên, trong những ngày đầu kháng chiến, ai đã từng “nốp với giáo mang ngang vai” thì sẽ hiểu Tiếng còi trong sương đêm là hình bóng của Việt Minh, của một đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong đêm”.
NGƯỜI VIỆT
Nhạc sĩ Hoàng Việt hy sinh ngày 31/12/1967 trong một trận đánh với Mỹ trên con rạch Á Rặt, làng Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang quê mẹ ông, khi từ chiến trường miền Đông Nam bộ về đồng bằng miền Tây. Có nhân chứng kể lại, chỉ tìm thấy một chùm tóc bạc được cho là của nhạc sĩ Hoàng Việt sau trận oanh tạc dữ dội của máy bay Mỹ.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng chia quá trình sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt làm 3 giai đoạn: “Trước ngày tham gia kháng chiến; suốt cuộc kháng chiến chống Pháp từ 1948 - 1954. Riêng giai đoạn thứ ba có 3 thời kỳ: Ở Hà Nội (1954 - 1958), học ở Nhạc viện Sofia (Bungari) và từ Hà Nội trở về chiến trường miền
Ông Sáng dẫn lời nhận xét của nhạc sĩ Xuân Hồng về nhạc của Hoàng Việt: “Tác phẩm anh để lại chưa phải là một sự nghiệp đồ sộ nhưng lại là những viên đá, là những cây cột lõi vững chắc góp phần xây dựng cho tòa nhà âm nhạc Cách mạng Việt
Năm 1958, Hoàng Việt đi học nhạc ở Bungari và sau đó bản giao hưởng số 1 Quê hương - bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam - ra đời nhờ sự kết hợp giữa năng khiếu bẩm sinh và học hành bài bản. Giáo sư, nhạc sĩ Ca Lê Thuần nhận định: “Bản giao hưởng này của Hoàng Việt cũng chính là bản giao hưởng đầu tiên của đất nước ta. Một tác phẩm mang tính chất sử thi với quy mô đồ sộ, đã đánh dấu một bước trưởng thành quan trọng của giới nhạc sĩ Việt
Biểu diễn ca khúc “Lá xanh” trong buổi tọa đàm về nhạc sĩ Hoàng Việt - Ảnh: P.L.TRIỀU |
TÌNH CA RA ĐỜI TỪ MỘT SỰ NGẪU NHIÊN
“Khi cất lên tiếng ca gửi về người yêu quê ta/ Ta át tiếng gió mưa théo gào cuộn dâng phong ba…”. Gần như người yêu nhạc Việt nào cũng thuộc nằm lòng những ca từ, giai điệu trong ca khúc Tình ca của nhạc sĩ Hoàng Việt. Thế nhưng, hoàn cảnh ra đời bài hát bất hủ này có mấy người biết đến?
Theo Nghệ sĩ ưu tú Minh Trị: “Năm 1958, trước khi đi Bungari học nhạc, Hoàng Việt vào Thanh Hóa để thăm đơn vị cũ. Chiều hôm đó, anh em rủ Hoàng Việt ra bãi biển Sầm Sơn với chai rượu trắng để tâm sự. Hôm đó là một buổi chiều u ám, sóng biển ì ầm giữa núi cao sừng sững. Bỗng có tiếng thét to của một người vụt đứng lên: “Trời ơi nhớ lắm, nhớ nhà quá đi thôi, nhớ cồn cào xé ruột thâu đêm. Nhớ lắm các đồng chí ơi, hai năm nữa, đã hai năm rồi chúng ta có trở về
THANH KIỀU