Từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, bọn trẻ chúng tôi truyền tụng cho nhau hai câu thơ nổi tiếng, nhưng không rõ tác giả là ai:
![]() |
Văn miếu Quốc Tử Giám, một biểu tượng của Thăng Long-Hà Nội - Ảnh: M.NGUYỆT |
“Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời
Hào hùng biết mấy! Và cũng tình cảm biết mấy! Có anh đoán già đoán non, cho rằng tác giả là một vị tướng nào đấy, nên mới có được khẩu khí như thế.
Sau này, chúng tôi mới được biết, hai câu thơ ấy ở trong bài Nhớ Bắc của một người chiến sĩ mà sau này trở thành vị tướng tài ba: thiếu tướng Huỳnh Văn Nghệ, vị tướng có tài làm thơ mà đồng bào
Huỳnh Văn Nghệ sinh ngày 2/2/1914 tại Tân Uyên, Biên Hòa, mất ngày 5/3/1977 tại TP Hồ Chí Minh, thọ 63 tuổi. Ông tham gia cách mạng rất sớm, hoạt động trong tổ chức Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, là một trong những người lãnh đạo giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Biên Hòa, sau đó tham gia suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (với bí danh Tám Ngãi) từng là Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Thủ-Biên, Tư lệnh khu 7.
Mở đầu bài thơ, tác giả nhắc nhở mọi người ở phương Nam đừng quên nguồn gốc của mình là con Rồng, cháu Tiên, từ thuở các vua Hùng dựng nước.
“Có ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời
Tác giả nhận mình là con cháu Nguyễn Hoàng, vị thủy tổ nhà Nguyễn, người có công đầu mở mang bờ cõi Tổ quốc về phía
“Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương”
Trong nơi sâu kín nhất của lòng mình, lớp cháu con ở phương
“Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng”
Cuối cùng, tác giả nói lên tâm trạng của mình, cũng như bà con phương
“Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả kiếm dân ta?”
Xưa, sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi đã trả lưỡi kiếm cho thần Kim Quy, nay, tác giả như linh cảm trước cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của nhân dân với kẻ thù mới là chủ nghĩa thực dân, đế quốc sẽ không thể tránh khỏi, và mong muốn thần Rùa trả lại thanh kiếm quý để toàn dân ta, đặc biệt là các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, đánh giặc, giành và giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
Huỳnh Văn Nghệ viết bài thơ này lúc còn rất trẻ, vậy mà như dự báo trước cuộc đời trận mạc của mình suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ sau này.
Năm 1973, trong một lần họp đoàn đại biểu bốn bên thảo luận các điều khoản của Hiệp định Pa-ri, phía ngụy quyền Sài Gòn vẫn khăng khăng một luận điệu vô lý cho rằng quân đội miền Bắc vào chiến đấu ở miền Nam, nay phải rút đi, cũng như quân Mỹ phải rút đi vậy. Một sĩ quan trong đoàn Việt
- Ông là tác giả bài thơ Nhớ Bắc?
Huỳnh Văn Nghệ công nhận:
- Đúng, tôi là tác giả bài Nhớ Bắc.
- Vậy ông là người Bắc?
Huỳnh Văn Nghệ mỉm cười, trả lời:
- Vâng, đúng tôi là người Bắc... cách đây hơn 200 năm.
Tên sĩ quan ngụy chưng hửng. Còn các đồng chí ta thì vô cùng thán phục tài ứng đáp của Huỳnh Văn Nghệ.
Từ hàng nghìn năm trước, đồng bào ta ở hai miền Nam, Bắc luôn coi mình là con một nhà, cùng một nòi giống tổ tiên, điều mà sau này, Bác Hồ kính yêu khẳng định: “Nam bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”.
BẰNG TÍN
Nhớ Bắc – Thơ HUỲNH VĂN NGHỆ Có ai về Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc - Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long. Ai nhớ Người chăng? Ôi, Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương. Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ, Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn thương, vẫn nhớ mùa vải đỏ, Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng. Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Chinh Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên. Ai đi về Bắc xin thăm hỏi Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi Bao giờ mang kiếm trả dân ta?