Ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên, không ít cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên các báo Đảng địa phương vừa gắn bó với nghề báo vừa thầm lặng, cần mẫn viết truyện ngắn, tiểu thuyết, làm thơ... Nhà báo Nguyễn Văn Hùng, biên tập viên báo Nghệ An cuối tuần, là một người đa đoan đáng quý như thế. Đến nay, anh đã xuất bản 5 tập thơ, trong đó, mới nhất là tập Khẽ nhắc.
Tập hợp 34 bài thơ, theo nhận định của nhà văn Vũ Tú
Khẽ nhắc - bài thơ được tác giả lấy làm tên chung cho cả tập thơ, đã thể hiện tập trung điều mà nhà văn Vũ Tú
Tóc của mẹ độ này rụng nhiều quá
Các con ra vườn có thể dẫm lên
Những sợi đen dày đã vì cả nhà ta mà còi cọc
Rồi rơi, như là sự im lặng, không tên
Sau nhiều tháng, năm dõi xa mê mải
Sáng nay, cầm chiếc lược, bố sững bên thềm
Tóc của mẹ độ này rụng nhiều quá
Các con ra vườn, rất dễ dẫm lên
Dải đất miền Trung “thắt đáy lưng ong” xưa nay vốn thường hứng chịu nhiều thiên tai, nhất là vào thời kỳ biến đổi khí hậu. Là người làm thơ trên vùng đất mưa dập bão dồn, Nguyễn Văn Hùng không thờ ơ, bàng quan với cuộc sống lao động ở quê hương. Viết về một trận mưa đá, anh thấm thía nỗi đau lặng vào trong của mẹ trước viễn ảnh mùa màng thất bát bởi thiên nhiên cuồng nộ:
Sáng nay cây tả tơi cây
Mẹ tôi vác cuốc trông mây cuối trời
(Đêm qua mưa đá ngoài đồng)
Câu thơ gợi nhớ niềm mong mỏi “Trời yên, biển lặng, mới yên tấc lòng” da diết của nông dân trong ca dao xưa. Nhưng dáng mẹ nhỏ nhoi “vác cuốc trông mây cuối trời” sao như một khoảng lặng thắt lòng, làm day dứt thêm cái ước mơ muôn đời mưa thuận gió hòa của những người chuyên bán lưng cho trời, bán mặt cho đất…
Trong cõi nhân gian, con người luôn trăn trở giữa hai bờ thiện, ác, băn khoăn giữa tối và sáng, chập chờn giữa phải, trái, đúng, sai… Thể hiện cái giằng co rất đời thường ấy, Nguyễn Văn Hùng có bài Đọc Phật:
Giữa chừng trang sách Phật
Ngơ ngác một chú kiến đen bò vào
Lòng chữ thì im bặt
Lòng người chợt lao xao…
Đức Phật răn không được sát sinh
Nhưng họ nhà kiến đã đốt ta ở quá nhiều nơi và nhiều lúc
Giết quách chú đi, thì làm sai lời Phật
Bắt thả xuống đất à? Ta gặp lại chú thôi!
Bài thơ là một thông điệp nhẹ nhàng mà sâu sắc: Để được tắm mình trong ánh sáng của lẽ phải và của chân, thiện, mỹ, con người phải đương đầu với bao nhiêu cản ngại. Và chỉ có chiến thắng, vượt qua được những cản ngại ấy (đôi lúc rất nhỏ bé), người mới trở thành Con Người viết hoa theo đúng nghĩa nhất của từ này!
Khẽ nhắc còn có những bài thơ khác viết về các khoảnh khắc đời thường, các sự vật, thiên nhiên, tình cảm gia đình…, ngôn ngữ giản dị mà khơi gợi cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị, đa chiều. Vì vậy, có thể nói rằng, tập thơ chính là tiếng lòng tha thiết và đằm thắm của một nhà báo luôn biết trân trọng, yêu thương những động cựa phong phú, đa dạng của cuộc đời riêng, chung đang gắn bó hài hòa quanh mình…
HOÀNG CHƯƠNG