Thứ Sáu, 04/10/2024 16:32 CH
Điêu khắc: Trại nhiều nhưng còn... nghiệp dư
Thứ Năm, 25/12/2008 18:35 CH

Năm nào cũng có các tri sáng tác điêu khc hoc do các tnh thành t chc, hoc là tri quc tế. Thế nhưng, cht lượng các tri sáng tác điêu khc này như thế nào? Đó là câu hi s được tr li dưới đây, thông qua thc tin ca mt s nhà điêu khc Vit.

 

Dieu-khac081225.jpg

Tác phẩm điêu khắc đặt tại Nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo), góp phần làm đẹp không gian linh thiêng này - Ảnh: HÒA AN

 

ĐI TRI LI GP “NGƯỜI QUEN”

 

Đã tham dự nhiều trại điêu khắc quốc tế ở nước ngoài cũng như trong nước, nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn đưa ra con số có sự so sánh đối chiếu từ nhiều nguồn thông tin, theo anh, Việt Nam có số trại điêu khắc hằng năm chỉ đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Ả Rập (Dubai). Lẽ ra số lượng trại phải đi đôi với chất lượng, thế nhưng trại ở ta vẫn cứ… nghiệp dư. Vì sao nghiệp dư? Bùi Hải Sơn lý giải: Thành công chiếm đến 50% của một trại điêu khắc được quyết định bởi nhân sự - tức là khách mời. Ở ta, tôi đã hai lần tham gia trại quốc tế An Giang, và lần nào cũng chỉ gặp bấy nhiêu gương mặt trong cũng như ngoài nước. Với xứ người thì khác, cụ thể như Hàn Quốc, mỗi lần tổ chức trại, dù thành phố nào đăng cai đi chăng nữa, họ đều chọn lọc mời khoảng năm tác giả trong nước và năm tác giả nước ngoài, lần sau mời các tác giả khác. Còn chúng ta thì, trại ở Huế, Hải Phòng… cũng có chừng ấy tác giả. Mà điêu khắc cũng như các ngành nghệ thuật khác, để thai nghén ra một tác phẩm khác mình và khác người cần phải có thời gian. Đó là chưa nói đến việc nhiều người cả một thời gian dài hoặc cả đời chỉ có vài “mảng, miếng” làm tới làm lui. Nước người họ sợ sự trùng lắp ấy nên nhất định chỉ mời mỗi tác giả làm một tác phẩm trên lãnh thổ của họ, hạn hữu lắm mới có lần thứ hai mời cùng một người. “Nếu chỉ quẩn quanh trại nào cũng chừng ấy tác giả, dù họ tài danh đến mấy, thì làm sao nền điêu khắc phát triển được” - nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh băn khoăn.

 

B MC, TÁC PHM “ĐẮP CHIU”

 

Tỉnh An Giang đã hai lần tổ chức trại sáng tác điêu khắc quốc tế vào năm 2003 và 2005, thế nhưng đến nay các tác phẩm có được từ trại vẫn chưa dùng vào việc gì. Đó là lời của nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn khi anh đều tham dự cả hai trại tại An Giang. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả hai trại điêu khắc quốc tế ở An Giang đều nhằm phục vụ công viên dưới chân núi khu di tích văn hóa Miếu Bà Chúa Xứ. Bản thiết kế công viên này đã có, nhưng không hiểu vì sao đã rất lâu rồi mà công viên này chưa được xây dựng. Và tất nhiên, các tác phẩm điêu khắc từ hai trại quốc tế được tổ chức khá tốn kém kia vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” mà không thực hiện được “nhiệm vụ” của mình: mang lại cái đẹp cho mọi người.

 

Các trại ở An Giang còn ít nhiều có mục đích để hướng đến là xây dựng công viên. Còn ở một số tỉnh thành khác, bế mạc trại cũng đồng nghĩa với việc các tác phẩm… “đắp chiếu”. Vì ngay từ ban đầu, các trại này hình thành mà không có một mục đích rõ ràng trong việc sử dụng tác phẩm, hoặc có ý muốn dùng tác phẩm vào việc này việc nọ nhưng lại vướng nhiều thứ, trong đó có việc ê-kip tổ chức trại không “thông nhau” với ê-kip sử dụng tác phẩm và đặc biệt là do… kinh phí lúc nào cũng “khó khăn”.

 

Hiện nay, gần như chỉ có trại điêu khắc quốc tế ở Huế nhân dịp các festival là đưa tác phẩm vào sử dụng, điểm tô cho công viên. Ấy nhưng, tác phẩm được “ra mắt” người dân rồi lại không được bảo quản chu đáo. Như công luận thời gian qua ít nhiều đã lên tiếng về việc viết vẽ bậy hay cưa lấy tượng đồng bán ve chai… khiến cho các tác phẩm ở Huế không còn đẹp như ban đầu. “Gần như năm nào chúng ta cũng tổ chức các trại điêu khắc trong nước và quốc tế, nhưng đến nay nhiều tác phẩm sáng tác từ các trại vẫn chưa được dùng vào việc gì, hoặc có dùng nhưng cách bảo quản rất kém” - nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn bức xúc.

 

TH NÀO LÀ CHUYÊN NGHIP?

 

Nói cho công bằng, trại điêu khắc xuất hiện nhiều ở một quốc gia sẽ tạo nên nhiều “đất” cho các nhà điêu khắc dụng võ. Nhưng như vừa nói, vấn đề nhân sự dự trại (khách mời) chiếm đến 50% sự thành công của trại. Tại sao ở ta cứ mời đi mời lại chừng ấy tác giả? Theo nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh, vì ban tổ chức quá ít thông tin về các hoạt động điêu khắc trên thế giới cũng như trong nước. Điều này cũng dễ hiểu vì ban tổ chức không biết chuyên nghiệp hóa từng khâu trong tổ chức điều hành. Ở Hàn Quốc, ban tổ chức đã ủy quyền cho một trường Đại học Mỹ thuật ở thành phố nơi diễn ra trại lên danh sách khách mời. Vì trường đại học là nơi giảng dạy và nghiên cứu nên họ biết rất rõ các hoạt động, trào lưu và từng tác giả trong nước, thế giới như thế nào…, có phù hợp với mục đích, ý nghĩa của trại họ đang tổ chức hay không.

 

Ở các trại điêu khắc Hàn Quốc, Canada…, ngoài thời gian chuyên tâm sáng tác, các tác giả còn được mời dự nhiều buổi thảo luận chuyên đề về điêu khắc. Và hầu như ngày nào cũng có từ học sinh tiểu học đến người cao tuổi đến tham quan trại cùng một hội chợ chuyên về điêu khắc, các sản phẩm liên quan. Ở ta hiện nay, các khách mời dự trại gần như chỉ có mỗi hoạt động duy nhất là hì hục “đục đẽo” cho ra tác phẩm, xong rồi về.

 

TRI BÁN THI GIAN PHÙ HP HƠN?

 

Nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh hai lần đi trại điêu khắc quốc tế ở Hàn Quốc đều được mời tham gia bán thời gian, nghĩa là mọi ý tưởng về tác phẩm, tác giả chuẩn bị ở nhà và gửi mẫu phác thảo cho ban tổ chức. Ban tổ chức sẽ có người thi công thành tác phẩm với đúng kích thước thật do tác giả yêu cầu. Khi tác giả sang đến nơi chỉ cần xem lại tác phẩm và hiệu chỉnh những chỗ chưa vừa ý mình. Thường thì những tác phẩm được ban tổ chức thi công gần như khớp với phác thảo nên tác giả mất rất ít thời gian để “đục, đẽo”. Còn nhiều trại ở ta thường “tập trung” kéo dài và tác giả tự làm tác phẩm. Nhưng “tập trung” dài ngày rất tốn kém cho nơi đăng cai trong khi kinh tế của chúng ta còn nhiều khó khăn. “Ở Việt Nam hiện nay chỉ nên tổ chức trại bán thời gian, vì ít tốn kém lại làm được nhiều hoạt động xung quanh liên quan đến điêu khắc” - nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh nhận xét.

 

HÒA AN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek