Trống đôi, cồng ba, chiêng năm là bộ nhạc cụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở huyện miền núi Đồng Xuân, nhất là trong dịp lễ hội. Sự hòa quyện của 3 nhạc cụ này trong âm điệu, tiết tấu lúc thì dồn dập, vui nhộn, lúc êm đềm, sâu lắng, khi chậm rãi, đầy nuối tiếc… cùng với ngôn ngữ hình thể của người diễn tấu tạo nên nghệ thuật trình diễn hết sức độc đáo, đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phóng viên Báo Phú Yên ghi lại một số hình ảnh về nghệ thuật biểu diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm trong lễ cúng mừng lúa mới qua sự thể hiện của các học viên tại lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm vừa được Sở VH-TT-DL tổ chức tại huyện Đồng Xuân.
Chuẩn bị cây nêu tại buổi trình diễn |
Mọi người nghe giới thiệu về trống đôi, cồng ba, chiêng năm |
Nghệ nhân Đoàn Văn Tươi hướng dẫn cách thức chơi những loại nhạc cụ truyền thống trong lễ mừng lúa mới |
Đội chiêng năm giữ giai điệu khoan nhặt, thanh thoát |
Nghệ thuật biểu diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm được thể hiện đa dạng, độc đáo. Âm thanh của đại ngàn ngân vang như tiếng suối reo, thác chảy, lấp lánh sắc màu của nắng, gió… |
Cồng ba giữ bè trầm |
Màn trình diễn múa trống đôi thu hút nhiều người xem |
THIÊN LÝ (thực hiện)