Có thể thấy 2016 là năm bật lên của sức trẻ trong điện ảnh. Từ hãng phim Nhà nước, hãng phim tư nhân, cho đến các nhà làm phim độc lập, các gương mặt còn rất trẻ đã gặt hái về cho mình những thành công đầy tự hào.
Giống như một sự khởi đầu tốt đẹp, thành công của Đặng Thái Huyền với “Người trở về” và Victor Vũ với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” trong năm 2015 đã là động lực không nhỏ giúp các nhà làm phim trẻ tìm lối đi cho mình và tiếp tục thành công. Thành công đáng nói đến nhất là giải thưởng tại Liên hoan phim Công chiếu quốc tế Philippines 2016 (World Premieres Film Festival Philippines - gọi tắt là WPFF) của “Cuộc đời của Yến”, tác phẩm của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ. Chuyện phim xoay quanh số phận của một người phụ nữ miền Bắc long đong lận đận, lấy chồng từ năm lên 10 tuổi. Phim được trao giải thưởng Grand Festival Prize (Giải thưởng lớn), vượt qua đại diện của các nền điện ảnh Pháp, Tây Ban Nha, Malaysia và chủ nhà Philippines.
Nói đến những gương mặt trẻ trong điện ảnh, không thể bỏ qua các nhà làm phim độc lập vẫn đang miệt mài, kiên định theo đuổi con đường của mình và bước đầu gặt hái quả ngọt. “When our gardens grow silent” (Khi khu vườn im lặng) của nữ đạo diễn Nguyễn Mỹ Dzung đã đạt giải ba trong Liên hoan phim ngắn quốc tế Faro FARCUME lần thứ 6, Bồ Đào Nha là một thí dụ.
Cũng trong năm ngoái, dự án phim mang tên “Culi never cries” (Con culi không bao giờ khóc) của hai nhà làm phim Phạm Ngọc Lân và Phan Đăng Di đã lọt vào danh sách chính thức của 19 dự án phim châu Á trong Asian Project Market lần thứ 19 (chợ dự án phim châu Á) - nơi dành cho các đạo diễn trẻ, nhằm phát hiện và khuyến khích họ. Đây là dự án phim dài đầu tiên của Phạm Ngọc Lân, một trong những thành viên của khóa “Gặp gỡ mùa thu” mùa đầu tiên - khóa học dành cho các đạo diễn trẻ tài năng, do đạo diễn Phan Đăng Di sáng lập. Xuất thân là một kiến trúc sư, nhưng đến nay, Phạm Ngọc Lân đã có một “gia sản” khá vững vàng trong ngắn “Another city” của Lân đã được chọn trình chiếu tại Liên hoan phim Berlin ở Sân chơi phim ngắn và sau đó được trình chiếu tại nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha… Đến tháng 10, phim được trao giải thưởng “Tưởng niệm Ingmar Bergman” trị giá 5.000 euro tại Liên hoan phim ngắn Uppsala Thụy Điển. điện ảnh. Đầu năm 2016, phim hững thành công này của người trẻ, trong mắt của thế hệ đi trước, đã trở thành niềm tự hào và phần nào yên tâm về sự tiếp nối, kế cận. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ: “Tôi thấy rất mừng, ai trẻ tuổi mà lăn vào cái nghề này thì đều đáng quý. Có nhiều người không học một ngày trong điện ảnh nhưng yêu điện ảnh và có vốn nên cũng nhảy vào. Họ đã học trong cuộc sống, học từ việc xem rất nhiều phim và cũng đã đạt một số kết quả nhất định. Các bạn đã khẳng định được màu sắc của mình trong một nền điện ảnh đa sắc, đa thanh, có phim thị trường, phim giải trí, cũng có phim nghệ thuật. Theo đuổi những gì mình thích, bắt kịp với xu hướng của thế giới là điều mà các bạn trẻ giờ đây đang thể hiện và đã có nhiều bạn thành công”.
Nghệ sĩ Kim Xuân cho biết: “Các bạn trẻ bây giờ sáng tạo lắm, tôi rất mừng. Họ cho chúng tôi thấy cách họ nhìn thế giới và cuộc sống như thế nào, rất khác biệt so với thời chúng tôi. Tôi cho rằng, chúng ta đã cùng nhau tìm đến cái hay của quá khứ rồi, bây giờ là lúc chúng ta tiếp sức cho lớp trẻ làm nên những tác phẩm phù hợp với hơi thở hiện tại. Ngay cả các nước có nền điện ảnh phát triển tiên tiến, người ta cũng học hỏi cái hay từ quá khứ nhưng cũng không dựa vào đó để phê bình, bình phẩm những tác phẩm mới. Bây giờ không chỉ người trẻ, người già hay người trung niên, chúng ta hợp sức nhau để làm những tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa và hội tụ đủ các tính chất: giải trí, nghệ thuật, thương mại”.
Với một năm đầy ắp sức bật của tuổi trẻ như vậy, công chúng và giới chuyên môn đang tràn đầy hy vọng vào sức trẻ của điện ảnh trong mùa xuân này.
TUYẾT TRẦN (tổng hợp)