Thứ Tư, 09/10/2024 11:26 SA
Nhạc sĩ - Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Quang: Dùng âm nhạc để kết nối mọi người
Chủ Nhật, 17/04/2016 14:00 CH

Nhạc sĩ - Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Ngọc Quang (bên phải) cùng một người lính hải quân ở Trường Sa - Ảnh: CTV

Sáng tác hàng trăm ca khúc, nhc sĩ - Nghệ sĩ Ưu tú Ngọc Quang đã đưa vào tác phẩm âm nhạc những sắc màu khác nhau. Nhiều người Phú Yên thuc lòng “Yêu lắm quê mình” và thích các nhc phẩm trữ tình; có người thì tâm đắc với “Thch Bi Sơn”, “Oan khúc Lệ Chi Viên”… - những ca khúc để li dư âm khắc khoải.

 

Có thể nói trên cánh đồng âm nhạc, nhạc sĩ Ngọc Quang là một “lực điền”.

 

MỘT NĂM, ĐOẠT 10 GIẢI THƯỞNG

 

* Trong những nhạc sĩ ở Phú Yên, dường như ông rất có duyên với các giải thưởng âm nhạc. Đặc biệt, trong hai năm 2015-2016, ông đoạt nhiều giải thưởng, mới nhất là giải nhì cuộc thi Sáng tác tác phẩm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, với ca khúc “Bài ca tam nông”. Điều gì đưa ông đến với nhiều giải thưởng như vậy, thưa nhạc sĩ?

 

- Năm 2015, tôi có chủ ý tham gia tất cả các cuộc thi sáng tác âm nhạc để thử sức mình. Tôi tham gia 12 cuộc thi, đoạt 10 giải thưởng. Trong số các ca khúc sáng tác để dự thi, tôi trăn trở nhất với “Cơn mưa rừng chiều nay”, tác phẩm đoạt giải C cuộc thi Sáng tác về đề tài cách mạng và kháng chiến giai đoạn 1930-1975. Cuộc thi này được phát động trong 3 năm, có sự tham gia của nhiều nhạc sĩ lớn. Vì vậy, mình phải sáng tác như thế nào để có sự khác biệt. Ca khúc “Cơn mưa rừng chiều nay” viết về những cựu chiến binh đi tìm mộ đồng đội đang nằm ở những cánh rừng già. Đó là một trong những ca khúc mà tôi ưng ý.

 

* Ông đã sáng tác nhiều ca khúc về quê hương Phú Yên, gần đây nhất, ông phnhạc bài thơ “Phương ngữ xứ Nẫu” của bác sĩ Nguyễn Thành Lãm. Còn khi biển Đông dậy sóng, ông sáng tác đến chục ca khúc về biển đảo và người lính. Làm thế nào mà ông có đưc nhiều năng lưng để sáng tạo tác phẩm âm nhạc?

 

- Tôi sáng tác nhiều vì đã tích lũy được nhiều, trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, khi có cảm xúc thì âm nhạc bật ra. Tôi nghĩ nhạc sĩ nào cũng muốn sáng tác về quê hương đất nước mình, thông qua các tác phẩm âm nhạc để kết nối mọi người. Là một người dân sinh ra và lớn lên trên vùng đất Phú Yên, tôi có nhiều cảm xúc khi sáng tác những tác phẩm âm nhạc về vùng đất này. Tôi sẽ viết thêm nhiều ca khúc để giới thiệu về mảnh đất, con người Phú Yên, như ca khúc mới nhất “Đá Đĩa quê tôi”.

 

* Sáng tác nhiều, ông có sợlặp lại chính mình?

 

- Những tác phẩm của tôi luôn có yếu tố mới. Nếu viết mà không hay hơn tác phẩm đã có thì tôi không viết. Ví dụ đều viết về quê hương Phú Yên, nhưng “Yêu lắm quê mình” khác, “Về Phú Yên quê anh đi em” khác, “Lời mời Phú Yên” khác, “Thạch Bi Sơn” cũng khác, “Đá Đĩa quê tôi” càng khác... Nói chung, những “đứa con” của tôi không bao giờ giống nhau, “đứa” chào đời sau bao giờ cũng đẹp đẽ hơn “đứa” trước (cười giòn).

 

VIẾT BẰNG CẢM XÚC VÀ TRẢI NGHIỆM

 

* Bên cạnh hàng chục ca khúc trữ tình về quê hương, những ca khúc có sắc màu khác biệt, mang âm hưởng ca trù, tuồng hoặc dân ca vùng Tây Bắc, như “Thạch Bi Sơn”, “Oan khúc Lệ Chi Viên”, “Uống với Mù Cang Chải”… cũng được nhiều người thích. Từ nguồn cảm xúc nào mà ông sáng tác những ca khúc mang sắc màu riêng này?

 

- Viết về những nhân vật, sự kiện lớn trong lịch sử thì phải có sự trải nghiệm, chiêm nghiệm. Ví dụ để viết “Oan khúc Lệ Chi Viên”, tôi đã tới Côn Sơn 3 lần và đọc rất nhiều sách về vụ án oan nổi tiếng trong lịch sử. Viết về danh nhân Nguyễn Trãi thì phải có sự đầu tư, không thể hời hợt; phải hiểu tường tận và tìm góc độ nào đó để khai thác, cho người nghe dễ cảm nhận, đồng cảm. Viết “Uống với Mù Cang Chải” thì phải tìm chất liệu và tìm hiểu về sinh hoạt đời thường, đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở các tỉnh phía Bắc… Có những tác phẩm, khi cảm xúc bật ra thì viết liền song cũng có những tác phẩm, ngoài cảm xúc, phải đầu tư tìm hiểu nhiều, đặc biệt là có sự trải nghiệm.

 

* Những người yêu nhạc ở Phú Yên đã quen thuộc với các ca khúc trữ tình về quê hương của nhạc sĩ Ngọc Quang. Song bên cạnh đó còn có một Ngọc Quang khác, với những nhạc phẩm mạnh mẽ, kịch tính. Điều gì làm nên sự khác biệt đó, thưa ông?

 

- Thật ra cũng không có gì khác. Con người có lúc vui lúc buồn, có lúc trầm tĩnh có lúc tức giận… Tác phẩm âm nhạc cũng vậy, có những ca khúc trữ tình, sâu lắng, song cũng có tác phẩm đau đáu, giằng xé, như “Oan khúc Lệ Chi Viên”.

 

* Ca sĩ nào mà ông ưng ý và thường gửi gắm đứa con tinh thần của mình?

 

- Ca sĩ Quang Thơm. Khi sáng tác ca khúc, tôi đã chọn giọng ca, từ âm vực cho đến chất liệu. Quang Thơm thể hiện rất đạt các ca khúc “Thạch Bi Sơn”, “Về Phú Yên quê anh đi em”, “Oan khúc Lệ Chi Viên”…

* Ông sáng tác và hòa âm phối khí, bên cạnh đó còn có sự tham gia của nghệ sĩ Xuân Huy ở Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Sao Biển. Theo ông, việc hòa âm phối khí có vai trò như thế nào để ca khúc “nên hình nên dáng”?

 

- Tác phẩm của tôi có hình tượng âm nhạc. Xuân Huy là một trong những người hòa âm phối khí nắm được ý tưởng của tôi. Những ca khúc khó, tôi đều nhờ Xuân Huy phối. Xuân Huy “đọc” bài của tôi và hiểu tôi muốn thể hiện điều gì. Việc hòa âm phối khí góp phần rất quan trọng vào sự thành công của ca khúc.

 

* Ông có thể chia sẻ đôi nét về dự định sắp tới của mình?

 

- Sau khi ra mắt đĩa nhạc, tôi sẽ làm một liveshow trong năm nay.

 

* Xin cảm ơn nhạc sĩ!

 

Trong năm 2015, nhạc sĩ - Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Ngọc Quang, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên, được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao giải C ở mảng ca khúc. Bên cạnh đó, ông còn đoạt giải C cuộc thi Sáng tác về đề tài cách mạng và kháng chiến giai đoạn 1930-1975 với ca khúc “Cơn mưa rừng chiều nay”, giải C cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với ca khúc “Khắc ghi lời dạy của Người” và 7 giải thưởng khác.

 

Cuối năm 2015, nhạc sĩ sinh năm 1955 này ra mắt CD và tập nhạc “Thương lắm Trường Sa ơi”, giới thiệu với những người yêu nhạc 10 ca khúc về biển đảo, về người lính. Ông gửi tặng 100 đĩa nhạc và tập nhạc cho những đơn vị đang làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và các nhà giàn.

 

YÊN LAN (thực hiện

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek