Ông Qayyum cho biết Tân Chánh án Toà án Tối cao, ông Abdul Hameed Dogar, người thay thế ông Iftikhar Muhammad Chaudhry, đã bổ nhiệm một ban bồi thẩm gồm 10 thẩm phán mới để bắt đầu công tác điều trần từ ngày hôm nay.
Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 6/10 vừa qua, ông Musharraf đã tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống 5 năm nữa, nhưng Toà án Tối cao đã phán quyết rằng toà cần phải giải quyết các vấn đề pháp lý đối với tư cách tham gia tranh cử của ông Musharraf trước khi phê chuẩn thắng lợi của ông. Tuyên bố này của tòa án được xem là nhằm đánh vào việc ông Musharraf vi phạm Hiến pháp khi đồng thời đảm nhiệm chức Tổng tư lệnh quân đội và chức vụ Tổng thống. Trước đó, ông Musharraf cũng đã cam kết sẽ từ chức Tổng tư lệnh quân đội trước khi ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống
Tình thế giằng co giữa ông Musharraf và Tòa án tối cao đã khiến ông Musharraf tiến hành động thái nhằm ngăn chặn phán quyết bất lợi đối với mình. Đó là ban bố tình trạng khẩn cấp, cách chức Chánh án Chaudhry và bổ nhiệm đồng minh vào vị trí này bất chấp sự phản đối của dư luận trong nước và thế giới, đặc biệt là từ Mỹ. Ông Musharraf đã tiếp tục theo đuổi chiến dịch bàn tay sắt của mình bằng việc bác bỏ yêu cầu của Mỹ đòi bãi bỏ tình trạng khẩn cấp được đưa ra trong cuộc gặp ngày 17/11 với nhân vật ngoại giao số 2 của Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao John Negroponte. Phát biểu trên tờ “Washington Post”, ông Musharraf cho biết chưa nghĩ đến thời hạn cụ thể để tiến hành việc này, “Tôi không biết”, ông Musharraf nói khi được hỏi về thời gian sẽ dỡ bỏ lệnh tình trạng khẩn cấp. Trong chuyến đi Pakistan lần này, ông Negroponte cũng đã kêu gọi Tổng thống Musharraf và Cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto nối lại tiến trình đàm phán về vấn đề chia sẻ quyền lực, bị đổ vỡ sau khi ông Musharraf ban bố tình trạng khẩn cấp.
Và cũng rất bất ngờ, Tổng thống Musharraf đã thừa nhận vi phạm Hiến pháp
HOÀNG KIM (tổng hợp)