Hai đội đồng chủ nhà AFF Cup 2010 là Việt
Dù đã tiến bộ nhiều nhưng đội tuyển Việt |
1. Không phải ngẫu nhiên mà HLV Calisto lại chọn Ấn Độ làm “quân xanh” cho đội tuyển Việt Nam trong chuỗi trận giao hữu chuẩn bị cho AFF Cup vào cuối năm nay. Trong cách chơi của đội bóng chịu nhiều ảnh hưởng của bóng đá Anh (Ấn Độ trước đây từng là thuộc địa của Anh) và có nét tương đồng với lối đá của Singapore (đội bóng nằm chung bảng đấu với các nhà đương kim vô địch AFF Cup), họ sử dụng nhiều những đường chuyền dài, tận dụng thể hình thể lực của từng cầu thủ trên sân. Nói không sai khi cho rằng lối đá ấy chính là “khắc tinh” của đội tuyển Việt Nam và thầy trò HLV Calisto đã thất bại toàn diện về tỉ số lẫn lối chơi. Tuy chỉ là một trận giao hữu “vô thưởng vô phạt”, nhưng vấn đề đặt ra là cách thua của thầy trò HLV Calisto. Nên nhớ đội tuyển Việt Nam sang Ấn Độ với vị thế “kèo trên” và ít nhiều được đánh giá cao hơn đội chủ nhà thông qua bảng xếp hạng FIFA (Ấn Độ xếp hạng 160, so với 125 của đội tuyển Việt Nam), đặc biệt đội tuyển Việt Nam sang Ấn Độ với một vị thế của những nhà đương kim vô địch AFF Cup. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của trận đấu đã phần nào phản ánh năng lực và trình độ của hai đội bóng. Rõ ràng chức vô địch AFF Cup và vị trí trên bảng xếp hạng chẳng nói lên nhiều điều, khi đội tuyển Việt
2. Chỉ ít ngày sau khi đội tuyển Việt Nam thất bại trước Ấn Độ, đến lượt đội tuyển Indonesia (một trong những “ông lớn” của bóng đá Đông Nam Á) thất bại trước Uruguay (1 trong 4 đội bóng mạnh nhất World Cup 2010) với tỉ số lớn hơn một ván đấu tennis 1-7. Sẽ là khập khiễng nếu đòi hỏi đội bóng xứ “vạn đảo” tranh tài sòng phẳng với một tập thể vừa lọt đến vòng bán kết World Cup, nhưng như cách thua của thầy trò HLV Alfred Riedl quả là điều đáng buồn cho bóng đá khu vực. Ngoại trừ bàn thắng mở tỉ số bất ngờ của Boaz Salossa ở phút 16, trong những phút còn lại của trận đấu các học trò của cựu HLV đội tuyển bóng đá Việt Nam Alfred Riedl gần như không thể kháng cự và bóng chỉ lăn bên phần sân của đội chủ nhà với vô số pha “solo” của cặp tiền đạo Luis Suarez và Cavani. Nên nhớ đội tuyển
3. AFF Cup là sân chơi quan trọng và là mục tiêu hàng đầu của các đội bóng trong khu vực Đông Nam Á. Chuyện đó không ai phủ nhận, nhưng có một thực tế buồn là trong một vài năm gần đây không một đội bóng nào tại khu vực đông dân thứ 3 thế giới lọt vào vòng chung kết một giải bóng đá cấp châu lục. Thái Lan là đội đẳng cấp nhất trong khu vực, khi họ từng có những chiến thắng ấn tượng trong những lần hiếm hoi tham dự vòng chung kết Asian Cup, nhưng khoảng cách giữa đội bóng này và các đội trong khu vực như Singapore, Việt Nam, Indonesia đang dần thu hẹp lại. Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô, khó có thể nói đó là một sự phát triển, bởi lực lượng và đẳng cấp của những “ông lớn” tại Đông Nam Á hiện nay chưa thể sánh bằng các khu vực phát triển của bóng đá châu lục, chứ chưa nói đến chuyện đạt “trình độ” của bóng đá thế giới.
Bên cạnh chuyện tranh ngôi vô địch AFF Cup vào cuối năm nay, đội tuyển Việt Nam và các đội bóng trong khu vực nên đặt vấn đề một cách nghiêm túc về “tầm nhìn châu Á” trước khi bị bỏ lại quá xa so với sự phát triển chung của bóng đá toàn cầu.
TRẦN NGÔ