Phấn đấu thu hút lao động tăng thêm hàng năm vào ngành Thương nghiệp đạt bình quân 1,5 – 2%/năm trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và đạt 1 – 1,5% trong giai đoạn 2016 – 2020; góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp, nông thôn do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra.
Quy hoạch phát triển thương mại Việt |
Đây là mục tiêu được Bộ Công Thương đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phát triển nhanh thương mại nước ta theo hướng hiện đại, phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực; nâng cao thứ bậc trong bảng xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu.
Cụ thể bằng mục tiêu chủ yếu về phát triển thương mại trong nước, đó là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Thương nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế, bình quân tăng 8-8,5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2015 và 8,5 – 9%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.
Đồng thời, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào ngành Thương nghiệp sửa chữa, nhanh chóng hiện đại hoá các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại. Đưa tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 – 20% trong giai đoạn từ nay đến 2015 và 20 – 21%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ từ khoảng 20% hiện nay lên 40% vào năm 2020.
Về phát triển thương mại quốc tế, Bộ Công Thương đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 15 – 16,5%/năm giai đoạn từ nay đến 2015 và 16 – 17,5%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020; kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu bình quân 13 – 15,5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2015 và 13,5 - 15%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2020, về cơ bản, nước ta sẽ cân bằng được cán cân thương mại.
Phát triển 22 trung tâm logistics (dịch vụ hậu cần)
Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng xuất nhập khẩu tại các cảng biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu, sẽ phát triển cảng cạn/trung tâm logistics. Cụ thể, tại các tỉnh phía Bắc sẽ có 12 trung tâm logistics, tại các tỉnh phía Nam sẽ có 10 trung tâm logistics, riêng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên sẽ đầu tư và khai thác năng lực tại các cảng biển, khu kinh tế và khu kinh tế cửa khẩu.
Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện thực hiện quy hoạch chợ đầu mối, chợ hạng I và hạng II; xây dựng các loại hình bán buôn hiện đại; tiếp tục thực hiện quy hoạch chợ bán lẻ, chợ dân sinh.
Theo quy hoạch, các cửa hàng, cửa hiệu truyền thống, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng nhượng quyền thương mại sẽ phát triển tại tất cả các đô thị, cụm dân cư trên địa bàn cả nước, bao gồm: 574 đô thị có qui mô từ loại V đến loại I và đô thị đặc biệt; khoảng 10.000 điểm dân cư nông thôn và khoảng 200 khu công nghiệp tập trung.
Theo tính toán của Bộ, tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư cho các kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu trong giai đoạn từ nay đến 2020 vào khoảng 64.980 tỉ đồng.
Theo chinhphu.vn