Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), xu hướng biến động giá cả thị trường tháng 8 chịu tác động trực tiếp của nhiều yếu tố, trong đó có cả nhóm yếu tố trong nước và ngoài nước. Về nhóm yếu tố ngoài nước, cuộc chiến giữa
Với nhóm yếu tố trong nước, đó là ảnh hưởng do những tiềm ẩn khó lường của các hiện tượng thời tiết; là dịch bệnh ở gia súc, gia cầm và nhiều loại cây trồng còn diễn biến phức tạp; cộng với nhu cầu tiêu dùng tăng về văn phòng phẩm trong mùa khai giảng năm học mới sắp tới… sẽ tác động lớn tới việc tăng giá các mặt hàng gạo, thực phẩm, đồ dùng học tập, gas… Dự báo, giá cả trong tháng 8 sẽ tiếp tục xu hướng tăng như tháng 7 và tăng khoảng 0,3% so với tháng 7.
Để bình ổn giá cả, thị trường trong tháng 8, Bộ Tài chính cho rằng cần tiếp tục giữ vững cân đối vĩ mô của nền kinh tế, đảm bảo cân đối cung-cầu hàng hoá, không để xảy ra thiếu điện, bảo đảm đủ phân bón, xăng dầu, sắt thép, xi măng… đáp ứng đủ nhu cầu; bên cạnh đó, tiếp tục bao cấp về giá dầu, giữ ổn định giá điện, thực hiện các biện pháp bình ổn giá khi có những biến động bất thường. Chủ động phòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm soát các dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp tiết kiệm, chống lãng phí và tiêu dùng; các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, kiềm chế tăng giá đầu ra. Một biện pháp không kém phần quan trọng là việc tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá, ngăn chặn và xử lý nghiêm hiện tượng lợi dụng biến động giá thế giới để tăng giá các sản phẩm không hợp lý, hạn chế tác động dây chuyền đến mặt bằng giá…
(VOV)