Thứ Sáu, 04/10/2024 10:25 SA
Tuân thủ quy trình trong nuôi trồng thủy sản
Thứ Hai, 05/07/2010 08:05 SA

Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu khiến môi trường nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên phức tạp. Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước ở kiểm tra, cho thấy môi trường không đảm bảo nhiều vùng nuôi...

 

Tom-hum-100705.jpg

Nuôi tôm hùm lồng ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu) - Ảnh: A.NGỌC

 

Tại vùng nuôi Diêm Trường, xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu) hàm lượng ô xy hòa tan dưới ngưỡng cho phép (4,2mg/l). Ô nhiễm vi sinh tiếp tục được phát hiện ở vùng nuôi Phú Dương, xã Xuân Thịnh, với mật độ vibrio tổng số là 41,2102CFU/ml (cao gấp 4 lần ngưỡng cho phép). Phát hiện ô nhiễm dinh dưỡng nhẹ ở vùng nuôi Vũng Chao, xã Xuân Phương, hàm lượng phosphats tổng số đo được tại đây là 0,15mg/l, vượt ngưỡng cho phép.

 

Chất lượng nước giếng khoan tại các vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa) ở mức báo động. Độ pH nước thấp, amoniac cao, phosphats, sắt cao và đặc biệt cả hai mẫu đều có hàm lượng khí hydrosulfua cao. Đây là một trong những tác nhân ảnh hưởng lớn đến vật nuôi trong điều kiện pH nước thấp, đồng thời phát hiện ô nhiễm dinh dưỡng ở các mẫu nước tại vùng nuôi Phước Long, (xã Hòa Tâm )và Vũng Tàu (xã Hòa Hiệp Nam) với hàm lượng NH3 và phosphats tổng số cao…

 

Ở vùng nuôi huyện Tuy An, kết quả kiểm tra mẫu nước đầm Ô Loan ngày 21/6 cho thấy, chất lượng nước đầm Ô Loan bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng ôxy hòa tan thấp ở các vùng nuôi An Hải và An Cư (dưới 5mg/l), ô nhiễm vi sinh tại vùng nuôi An Hải với hàm lượng vibrio tổng số là 19,8x102 CFU/ml (ngưỡng cho phép <10x102 CFU/ml) và ô nhiễm dinh dưỡng nhẹ tại vùng nuôi An Hiệp với hàm lượng phosphats là 0,15mg/l, nắng nóng kéo dài làm tăng độ bốc hơi nước nên độ mặn nước đầm tăng cao. Độ mặn tăng cao, khiến tượng một số vùng nuôi thiếu ôxy trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng hôm sau. Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi thủy sản quản lý tốt lượng thức ăn, không cho ăn thừa dễ gây ô nhiễm nước và thiếu ôxy; tăng cường bổ sung vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng, giảm stress cho tôm, cá nuôi, có thể trộn thêm thuốc kháng sinh cho tôm ăn định kỳ và sát trùng nước nuôi bằng các loại hóa chất BKC, Formol… Tuy nhiên, cần chú ý thời điểm sử dụng thuốc tránh gây sốc tôm và gây thiếu hụt ôxy trong ao nuôi. Tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng bệnh tích cực cho tôm cá nuôi, thay nước nếu có thể, tăng cường quạt nước hoặc sử dụng các hóa chất tạo ôxy để cấp cứu trường hợp khẩn cấp. Đối với các vùng nuôi sử dụng nguồn nước ngầm cần xử lý nước kỹ trước khi sử dụng, nên có ao chứa riêng và tăng cường quạt nước, bón vôi… giải phóng lượng khí độc hại.

 

Bà Lê Thị Hằng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên, cho biết: Trong tháng 7/2010 có hai mốc thời gian là từ 5-7/7 và 20-21/7 có nhiều biến động về môi trường gây bất lợi cho nuôi trồng thủy sản, đề nghị các cơ sở nuôi trồng thủy sản có giải pháp đề phòng bệnh dịch thủy sản. Các địa phương thông tin kịp thời tình hình môi trường, bệnh và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp phòng bệnh trong khoảng thời gian này.

 

ANH NGỌC

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek