Việt
Xây dựng đê, kè chống ngập lụt để thích ứng với BĐKH - Ảnh: N.T |
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) với sáu lĩnh vực chính là: nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; là ngành có liên quan tới cuộc sống của 73% dân số, trong đó tập trung phần lớn người nghèo của Việt Nam. Đây là đối tượng chịu ảnh hưởng của BĐKH nhiều nhất. Nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, quản lý đê điều và phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai là vô cùng quan trọng đối với ổn định xã hội và phát triển bền vững. Những hoạt động thích ứng, giảm nhẹ với BĐKH của ngành NN và PTNT sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược ứng phó, giảm nhẹ với BĐKH ở Việt
Diện tích canh tác cây lương thực có thể giảm do BĐKH làm một số vùng không còn phù hợp với sản xuất lương thực và một phần đất hiện trồng cây lương thực sẽ phải chuyển đổi thành đất cho những người phải di dời do ngập lụt vùng duyên hải. Đối với ngành chăn nuôi, năng suất và sản lượng một số loại vật nuôi có thể bị giảm do biên độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Nhiệt độ tăng cùng với biến động về các yếu tố khí hậu và thời tiết khác có thể làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát gây ra những đại dịch trên gia súc, gia cầm. Đó là chưa kể tác động của BĐKH đến thủy lợi; tác động của BĐKH đến lâm nghiệp; thủy sản và phát triển nông thôn.
Trước nguy cơ và thách thức đó, đặt ra cho ngành nông nghiệp phải có chương trình hành động thích ứng và giảm thiểu những thiệt hại do BĐKH gây ra. Trong Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai lấy phòng ngừa là chính, không ngừng nghiên cứu tác động của BĐKH toàn cầu, nước biển dâng và những hiện tượng bất thường khác của khí hậu để phòng, tránh”. Thực tế, ngành nông nghiệp và nông thôn đã có những chương trình góp phần hạn chế BĐKH, đặc biệt là Chương trình năm triệu ha rừng là những đóng góp rất lớn cho các hoạt động giảm thiểu những thiệt hại do BĐKH tại Việt
Tuy nhiên, để phòng tránh tác hại của BĐKH trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi ngành nông nghiệp- phát triển nông thôn cần nâng cao nhận thức đầy đủ về BKH, tác động của BĐKH, từ đó huy động lực lượng chuyên gia ở các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, hội nghề nghiệp để xây dựng kế hoạch chương trình hành động, thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH đối với từng lĩnh vực. Cần tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới, hình thành đội ngũ chuyên gia, nhất là các chuyên gia khoa học đầu đàn, cán bộ quản lý nhà nước có trình độ cao để tham gia giải quyết những vấn đề của BĐKH thuộc các lĩnh vực của kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, phải có chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nông dân thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu tác hại của BĐKH trong sản xuất và đời sống.
N.T (tổng hợp)