Thêm một lần nữa các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp ngồi lại với nhau để cùng tìm ra một kế hoạch chung xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, những vấn đề nổi là vai trò của doanh nghiệp trong việc liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; cơ chế phối hợp điều hành của 5 tỉnh, thành phố và mô hình tổ chức Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đề xuất cơ chế, chính sách cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt mà lãnh đạo các tỉnh, các chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra là đã đến lúc cần thành lập một ban chỉ đạo vùng.
Các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu thông tin xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Yên - Ảnh: M.NGUYỆT
Sau 2 năm Chính phủ quyết định xây dựng kế hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các tỉnh miền Trung đã có sức bật mạnh mẽ. Vốn đầu tư ngân sách khu vực nhà nước tăng mạnh từ 65,68% lên 74,9%, trong đó vốn xây dựng cơ bản chiếm 80% tổng số vốn. Cơ sở hạ tầng phát triển xoay quanh trục chính từ khu kinh tế dọc các tỉnh thành, như: Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế Nhơn Hội... Chỉ số năng lực cạnh tranh Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung dần nổi bật hơn các vùng khác, như: Đà Nẵng 2 năm đầu tiếp tục đứng đầu toàn quốc, các tỉnh khác cũng được cải thiện như: Bình Định đứng thứ 7, Thừa Thiên - Huế thứ 14, Quảng
LIÊN KẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN
Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng thành quả đó vẫn chưa phát huy hết nội lực trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Rất nhiều ý kiến cho rằng cần kết hợp chặt chẽ với nhau giữa các tỉnh để cùng phát triển. Các đại biểu đều thống nhất rằng cần phải ngồi lại với nhau, chia sẻ, phối hợp và phân công nhau trong khai thác những lợi thế tiềm năng của mỗi tỉnh để đưa địa phương đi tới. Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng
Rất nhiều ý kiến các doanh nghiệp kêu gọi các tỉnh cần có biện pháp để khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên dùng sản phẩm sản xuất tại miền Trung. “Chúng ta ở mọi diễn đàn hãy giúp nhau quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiềm năng của nhau, không nên “đè” nhau, hay chỉ biết có mình mình” ông Cho Bong Jin - Tổng Giám đốc Cty TNHH Doosan Việt Nam, nói. Nhiều doanh nghiệp đề xuất nên tổ chức những hội nghị diễn đàn liên kết thế này cho nhà đầu tư, giới tín dụng, giới đào tạo nghề, giới du lịch...
CẦN SỚM CÓ BAN ĐIỀU HÀNH VÙNG
Đây là những vấn đề được tất cả đại biểu đồng ý. Ông Đinh Văn Thu cho rằng: Hiện miền Trung đang thiếu một cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách theo dõi, điều phối phát triển vùng một cách khoa học, khách quan và kịp thời gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, có tính thực tế cao. Hiện nay vẫn đang duy trì cơ chế kiêm nhiệm và chỉ tập trung một đầu mối tại Trung ương theo dõi cả 4 vùng kinh tế. Chính vì vậy, dẫn đến tình trạng mỗi địa phương tự nghiên cứu quy hoạch, tạo tâm lý nôn nóng thu hút đầu tư, đầu tư chồng chéo giẫm chân nhau.
Theo ông Lê Đăng Doanh, trước mắt cần lập một trung tâm liên kết vùng tại một trường đại học, có quy chế hoạt động được các tỉnh tham gia chuẩn y, cung cấp thông tin kinh tế, chính sách của các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Một năm 2 lần, đại diện các địa phương trong vùng họp lại để thống nhất các biện pháp. bất cứ địa phương nào cũng không được có chính sách đặc biệt, mà cần theo quy định chung. Phối hợp nhau đối phó với thiên tai, bảo vệ môi trường... Ông Doanh cũng cho rằng doanh nghiệp cần phải phối hợp chặt chẽ tạo thành mối liên kết doanh nghiệp vùng. Các doanh nghiệp lớn tại Dung Quất, Chu Lai, Đà Nẵng phải thực hiện liên kết tạo thành trung tâm “hiệu ứng lan tỏa” để kết nối cho các doanh nghiệp khác làm dịch vụ Dung Quất. Hình thành hiệp hội nghề theo vùng như: chuỗi giá trị thủy sản, dệt may, ngân hàng... Liên kết du lịch tạo thành du lịch vùng, kết nối các doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh tạo thành những sản phẩm trọn gói của vùng.
Ông Trương Đình Hiển, Chuyên viên cao cấp Viện Hải dương học cho rằng, phải xây dựng thêm cảng chuyên dùng. Liên kết các cảng chuyên dùng làm cụm cảng để phát triển một thương cảng, như xây dựng thêm cảng Liên Chiểu, sau đó liên kết cảng Chân Mây, cảng Liên Chiểu với cảng Đà Nẵng thành cụm cảng để xây dựng thương cảng Đà Nẵng thật lớn, ngang tầm cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng. Chính vì vậy, cần phải có ban điều hành chung để chỉ đạo phối hợp xây dựng cụm liên kết các cảng biển trong vùng.
Theo Congthuong