Từ chăn nuôi và mua bán trâu, ông Nguyễn Thịnh ở thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa) sở hữu cơ ngơi hơn nửa tỉ đồng, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn và giải quyết việc làm cho nhiều nông dân; là tấm gương để nhiều người làm theo.
Ông Nguyễn Thịnh chuẩn bị đi chăn trâu - Ảnh: H.NAM
Tôi gặp ông Nguyễn Thịnh (56 tuổi), một “đại gia” nuôi và mua bán trâu ở thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa) thông qua một người quen giới thiệu. Có được cơ ngơi như ngày hôm nay ông phải trải qua hơn 20 năm làm nghề buôn và 10 năm chăn trâu. Ông Thịnh cho biết: “Tôi từng chở trâu bán ngoài Bắc, trong
Khởi nghiệp buôn trâu từ 6 con trâu do cha mẹ cho, nhưng chỉ sau một thời gian thì… trắng tay, rồi chuyển nghề đốn củi bán cho các chủ lò gạch. Bò chở củi già yếu, thay trâu. Trâu chở riết cũng xuống sức, thay trâu mới. Mỗi lần thay trâu thấy có lãi nên ông chuyển sang làm nghề buôn trâu. Ông chở tôi đi “xác minh” bầy trâu, đến nơi nhìn đàn trâu ung dung gặm cỏ, con nào cũng mập tròn. Ông cười: “Có người bảo con cái thành đạt, nhà cửa khang trang rồi, thiếu gì nữa mà đi chăn trâu cho khổ. Nhưng với tôi con trâu “là đầu cơ nghiệp” gắn bó với tôi không thể bỏ được”. Ông Thịnh chia sẻ: Muốn chăn nuôi trâu phải chọn đồng trũng, nhiều sình lầy. Trâu cho thu nhập cao hơn bò, một con bò một năm tuổi chỉ khoảng 5 triệu đồng, trong khi trâu đến 8 triệu đồng và ăn dày hơn bò. Ngoài ra, nuôi trâu có thể thả rông ngoài đồng cả ngày lẫn đêm, chịu mưa gió. Tuy nhiên, phải tiêm phòng vắc - xin để phòng các loại bệnh thường gặp.
Tháng 3 vừa rồi, ông xuất bán 6 con trâu với giá 50 triệu đồng, sắp đến sẽ bán tiếp 10 con, số tiền ước khoảng 80 triệu đồng. Hiện tại ở các cánh đồng xã Hòa Tâm và Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa), đàn trâu của ông Thịnh hơn 40 con; xã Hòa Quang Nam gần 20 con, trị giá trên 500 triệu đồng. Trong đó có nhiều con nặng 400 - 500kg, có giá trên 40 triệu đồng/con. Ông Thịnh cho biết, chưa bao giờ thị trường trâu thịt sôi động như hiện nay, vì thế thu nhập từ việc mua bán trâu kha khá.
Không chỉ chăn nuôi và buôn bán trâu, ông Thịnh còn cho nhiều nông dân trong vùng chăn trâu thuê, mỗi hộ nhận nuôi từ 10 con trở lên với quy định một con trâu mẹ đẻ trâu con nuôi lớn bán chia hai. Ông Thịnh tâm sự: Nhờ con trâu mà tôi nuôi con cái ăn học và thành đạt. Tiến sĩ Nguyễn Trọng Phương – con trai đầu của ông hiện là chủ nhiệm khoa xây dựng, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, con trai thứ hai Nguyễn Phú Hiền tốt nghiệp đại học và đang công tác tại An Khê (Gia Lai) và Nguyễn Thanh Hà vừa tốt nghiệp đại học.
Ông Huỳnh Hợi, Bí thư chi bộ thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang
MẠNH HOÀI