Phú Yên được đánh giá là tỉnh giàu tài nguyên nước, cả nước mặt và nước ngầm. Tuy nhiên, việc quy hoạch, quản lý, sử dụng nước còn nhiều bất cập. Trước yêu cầu CNH- HĐH, nhu cầu sử dụng nước sẽ rất lớn. Nếu không quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên nước, nhất là những nguồn cung cấp nước quan trọng như sông Ba thì trong tương lai không xa, nhiều khu vực ở Phú Yên sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước.
Hồ thủy điện Sông Ba Hạ phục vụ nhà máy thủy điện từ khai thác nguồn tài nguyên nước sông Ba, đồng thời có nhiệm vụ cắt lũ vùng hạ lưu - Ảnh: N.T |
Phú Yên có khoảng 50 con sông có chiều dài trên 10km, trong đó những sông chính như: sông Ba, Kỳ Lộ, Bàn Thạch, sông Cầu. Hiện nay trên lưu vực sông Ba có hơn 400 hồ chứa, đập dâng, trạm bơm. Phần lớn các công trình thủy lợi đó được xây dựng tập trung ở vùng trung lưu lưu vực sông Ba, lấy nước từ dòng chảy cơ bản của sông nhưng không đủ hồ chứa tạo nguồn ở phía thượng lưu nên đã làm cạn kiệt nước trong mùa khô của nhiều sông suối. Một số nhánh sông trên lưu vực sông Ba thường xuyên bị thiếu nước gây khó khăn cho việc cấp nước sinh hoạt, gây hạn hán cục bộ tại nhiều khu vực. Có thời điểm đập Đồng
Ngân hàng Phát triển châu Á đang tài trợ cho Việt
Dự án đã sử dụng bộ chỉ số trên để đánh giá 16 lưu vực sông chính của nước ta, cho thấy tài nguyên nước ở 4 lưu vực sông là sông Mã, sông Hương, sông Ba, sông Đồng Nai và nhóm sông Đông Nam Bộ đang bị khai thác ở “mức căng thẳng cao” trong mùa khô, đáng báo động nhất là ở sông Hương, sông Kôn, sông Ba. Qua đó, các nhà quản lý nhận ra rằng đối với các lưu vực sông này cần nhanh chóng quy hoạch phân bố nguồn nước, rà soát lại kế hoạch phát triển các ngành kinh tế...
Để phát huy, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước của lưu vực sông Ba cần có quy hoạch, phân bổ nguồn nước cho các ngành kinh tế cũng như giữa các khu vực trên lưu vực sông, bảo đảm việc sử dụng nước ở thượng lưu không làm cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu và có kế hoạch chuyển nước từ sông Ba sang các khu vực lân cận đang thiếu nước. Bên cạnh việc quan tâm nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện đã có, cần bổ sung hoàn chỉnh sơ đồ khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cả lưu vực sông. Những hồ chứa được xây dựng trong tương lai phải tính toán điều hòa dòng chảy, phòng lũ cho hạ lưu chứ không chỉ là những hồ chứa đơn ngành như hiện nay.
Mới đây, UBND tỉnh Phú Yên đã giao cho Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên lập quy hoạch khai thác, sử dụng nước mặt để cấp nước thô cho Nhà máy nước Nam Tuy Hòa với mục tiêu đảm bảo cấp đủ nước cho dân sinh, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp lọc hóa dầu, khu kinh tế Nam Phú Yên, khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa). Nguồn nước mặt cho nhu cầu đó được lấy từ sông Bàn Thạch. Tuy nhiên, vào mùa khô sông Bàn Thạch không đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho các hoạt động công nghiệp đó nên sông Ba sẽ là nguồn cung cấp bổ sung quan trọng. Ông Lê Văn Thứng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Phú Yên, cho biết: Hơn 80% lượng nước trên lưu vực sông Ba sử dụng cho nông nghiệp trong khi nước sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ. Tuy nông nghiệp là ngành sử dụng nước nhiều nhất nhưng giá trị kinh tế của 1m3 nước lại thấp nhất. Ngành công nghiệp sử dụng ít nước, lại tác động lớn đến chất lượng nước, chế độ dòng chảy. Dọc sông Ba đang có nhiều nhà máy chế biến đường, tinh bột sắn, giấy, bột giấy hoạt động. Nước thải của các nhà máy này đều đổ ra sông Ba. Nếu không quản lý tốt nguồn thải đó thì nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba là điều khó tránh khỏi. Vì vậy trong quy hoạch khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước sông Ba cũng cần phải chú trọng đến giải pháp bảo vệ môi trường nguồn nước. Ông Lê Văn Thứng nói: “Phú Yên nằm cuối lưu vực sông Ba nên rất quan tâm đến việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước của con sông này. Chúng tôi đã kiến nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường thành lập ban quản lý lưu vực sông Ba có sự hợp tác của các tỉnh trong lưu vực sông để thực hiện các nhiệm vụ trên”.
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi Phú Yên hàng năm đổ ra biển khoảng 12,49km3 nước, gấp 1,38 lần mức trung bình toàn quốc, gấp 3,8 lần so với châu Á và được xếp là tỉnh giàu về tài nguyên nước. Riêng sông Ba là sông lớn thứ 10 trong cả nước, chảy qua địa phận các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900km2. Toàn hệ thống sông Ba có lưu lượng dòng chảy 302m3/giây với tổng lượng nước trung bình 9.527 triệu m3/năm, bình quân trong lưu vực đạt 7.939 m3/người, gấp 2 lần nguồn nước nội địa đầu người của cả nước.
MAI ANH