Với hàng trăm dự án đã, đang triển khai trong giai đoạn 2006 – 2010 – 2015, tỉnh Phú Yên đang vượt qua các trở lực để vươn lên cùng các tỉnh thành cả nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cộng đồng các doanh nghiệp Phú Yên cần nhận thức rõ vai trò của mình trong thời kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Để tồn tại, phát triển thời hội nhập, các doanh nghiệp phải biết chấp nhận cạnh tranh: Cạnh tranh giữa sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp và cả các hiệp hội cũng như các quốc gia.
Sản phẩm ốc mỹ nghệ của Doanh nghiệp tư nhân Đại Hưng Phát (TP Tuy Hòa) được thị trường Mỹ bao tiêu - Ảnh: MINH NGUYỆT |
Cạnh tranh có tính hai mặt. Mặt tích cực là để doanh nghiệp có dịp nhìn lại mình, so sánh với sản phẩm, với máy móc thiết bị, nguồn vốn, nguồn nhân lực doanh nghiệp có gì thua kém, mạnh yếu cần điều chỉnh cho phù hợp; thậm chí cần phải thay đổi cả một doanh nghiệp, một công ty. Mặt khác, cạnh tranh ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của DN bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của từng doanh nghiệp với yêu cầu chung là phải hội nhập nhanh với áp lực của kinh tế quốc tế đến với ta. Do vậy, cần có sự liên kết giữa các ngành hàng, nhóm sản phẩm trong một tỉnh và cả nước dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của hiệp hội ngành hàng để có đủ sức cạnh tranh với nước ngoài. Kinh nghiệm những năm qua cho thấy, vai trò của hiệp hội trong quan hệ quốc tế khá rõ như các hiệp hội: dệt may, thủy sản, gạo... đã bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nâng uy tín quốc gia. Gần đây, Chính phủ đã chỉ thị cho một số bộ ngành tiến hành thí điểm để một số hiệp hội chủ động cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh, cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp dân doanh. Phú Yên là tỉnh đã sớm có Hiệp hội Công thương, nên chăng tỉnh xem xét vấn đề này sớm để tạo điều kiện cho hiệp hội và doanh nghiệp phát huy hiệu quả.
Xét trên khía cạnh nào đó, sự thiếu đồng bộ thể chế kinh tế, sự yếu kém của đội ngũ quản lý doanh nghiệp cũng như lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cũng là mắt xích trở ngại cho sự cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, máy móc, thiết bị kỹ thuật, quy trình công nghệ lạc hậu yếu kém sẽ đưa đến cạnh tranh sản phẩm thất bại; không đồng bộ, manh mún, mẫu mã chất lượng sản phẩm không đáp ứng cho một thời gian cần thiết cũng làm mất đi khách hàng, thị trường cần thiết. Điều đáng quan tâm là các doanh nghiệp ở các tỉnh xa, khu vực kinh tế nông thôn có trình độ công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp còn rất thấp nên việc hội nhập vào WTO thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn.
Trong báo cáo gần đây của PAO, WB, IMF cho thấy năng suất lao động trong nông nghiệp của Việt
Tiến sĩ TRẦN HỒI SINH
Viện phó Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh