Đến nay đã có 150 doanh nghiệp ở Phú Yên đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Thực tế cho thấy doanh nghiệp có thương hiệu tốt sẽ chiếm lĩnh thị trường, lượng sản phẩm tiêu thụ được nâng cao. Do đó, ý thức của doanh nghiệp đối với bảo vệ thương hiệu cũng ngày càng tăng cao.
Nước mắm thương hiệu Tân Lập - Gành Đỏ - Xuân Thọ 1, Sông Cầu - Ảnh: DƯƠNG THANH XUÂN |
Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Những biểu hiện của hội nhập đã hiển thị: hàng hoá nhập khẩu đã giảm giá, các nhà đầu tư đổ vào tìm cơ hội làm ăn, các tập đoàn bán lẻ trên thế giới đang vào cuộc,... Sự cạnh tranh đang gia tăng áp lực từng ngày.
Khi nghiên cứu tổng thu nhập quốc nội (GDP) Hoa Kỳ từ 1909 đến 1949, sự tăng trưởng do vốn và lao động chỉ chiếm phân nửa mức tăng trưởng trong tổng GDP, phần còn lại được nhìn nhận như sự đóng góp của tiến bộ công nghệ trong tăng trưởng kinh tế. Sự ảnh hưởng của sở hữu trí tuệ (SHTT) được phản ánh qua đóng góp ngày càng tăng của các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều tri thức trong tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đặc biệt chú ý đến bảo hộ SHTT, đặc biệt trong công nghệ cao và những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều tri thức. Một số nghiên cứu cho thấy bảo hộ SHTT mạnh hơn sẽ thúc đẩy FDI và xuất nhập khẩu.
Việc định giá tài sản thuộc SHTT đã trở thành nội dung quan trọng trong vốn chuyển đổi của một doanh nghiệp. Năm 2001, Interbrand đánh giá giá trị vốn chuyển đổi của các công ty Coca Cola, Disney và Ford chiếm tương ứng 61, 54 và 66%, trị giá tương ứng là 69, 32,5 và 30 tỉ USD. Microsoft có giá trị sổ sách khoảng 90 tỉ USD, trong khi vốn chuyển đổi trên thị trường ước tính là 270 tỉ USD, phần tăng thêm chủ yếu là tài sản SHTT của nhãn hiệu, độc quyền sáng chế, bí mật thương mại, các bí quyết. Ở Việt
PYGEMACO là một trong những thương hiệu mạnh ở Phú Yên. Trong ảnh: Sản xuất hạt điều tại PYGEMACO - Ảnh: DƯƠNG THANH XUÂN |
Phú Yên hiện có gần 2000 cơ sở và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó thương mại và dịch vụ chiếm trên 60%. Các cơ sở sản xuất chủ yếu dựa trên thế mạnh khai thác tài nguyên hiện có, như khoáng sản diatomit và các khoáng chất phục vụ nuôi trồng thủy sản, khai thác và tinh chế các loại nước uống, khai thác và tuyển quặng tital, khai thác về chế tác đá xây dựng... Đến nay, đã có khoảng 150 doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho 276 văn bằng được cấp đến tháng 9/2007.
Doanh nghiệp có thương hiệu tốt, lượng sản phẩm tiêu thụ được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Phú Yên đã có một số thương hiệu khá mạnh, như Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Thuận Thảo, Công ty Cổ phần PYMEPHACO, Công ty TNHH một thành viên Vật tư tổng hợp Phú Yên,...
Về thế mạnh của Phú Yên, chúng ta có thể phát triển nông nghiệp hiện đại, du lịch trên cơ sở văn hóa và sinh thái tự nhiên (trong đó có cả các lĩnh vực như ẩm thực, dưỡng sinh, y học dân tộc...), kinh tế biển, kinh tế tri thức. Phú Yên có bờ biển đa dạng nhiều tài nguyên; có nguồn nước ngọt phong phú - một thế mạnh so với các tỉnh trong khu vực và cả nước; quỹ đất đai dành cho phát triển còn nhiều; có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc; nguồn nhân lực dồi dào, số đông còn trẻ và có kiến thức phổ thông tốt...
Để phát huy các thế mạnh những lĩnh vực buộc phải làm tốt là: năng lượng, hệ thống giao thông, hệ thống tài chính, hệ thống quản lý... Những thứ chúng ta có và thế giới đang cần phải được chú ý, có phương án khai thác hiệu quả và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn.
Những yếu tố cạnh tranh không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn đặt ra bài toán cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
LÊ PHƯƠNG
(Sở Khoa học- Công nghệ Phú Yên)