Việt Nam luôn là một thành viên tham gia rất tích cực với nhiều đóng góp được ghi nhận cho việc định hướng và hình thành các văn kiện và chiến lược phát triển quan trọng của ASEAN, đây sẽ là bước tiến quan trọng để Việt Nam nâng cao vị thế khi hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015.
Nhấn mạnh thêm tại Hội thảo “Nâng cao vị thế của Việt Nam hướng về cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 và sau 2015” do Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) phối hợp cùng Bộ Công Thương tổ chức ngày 12/8 tại Hà Nội, ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN cho rằng, từ khi tham gia vào cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế nhờ đẩy mạnh quá trình xúc tiến đầu tư, tăng cường xuất khẩu giữa các thị trường nội khối.
“Từ nay đến năm 2015 và những năm sau 2015, cộng đồng ASEAN còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là việc loại bỏ hàng rào thuế quan, thúc đẩy đầu tư để trở thành khu vực đầu tư hấp dẫn, phát triển nền kinh tế chung làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia trong khu vực”, Tổng thư ký Lê Lương Minh nói.
Mười chín năm qua, kể từ ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của ASEAN, kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển mình quan trọng, không chỉ bằng việc hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của một thành viên trong khối mà còn thể hiện một vai trò, tiếng nói tích cực, đóng góp cho sự phát triển chung của khối. Điểm nhấn trong giai đoạn vừa qua của Việt Nam chính là việc thúc đẩy hoàn tất ý tưởng ASEAN-10, đề cao và gìn giữ các nguyên tắc cơ bản của ASEAN, đến việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN-6 năm 1998 và đề ra chương trình Hành động Hà Nội (HPA) hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2020.
Việt Nam cũng hoàn tất vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN năm 2000-2001 và đỉnh cao là việc đảm nhiệm thành công trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2010, tạo bước chuyển lớn trong hành động giúp ASEAN tiến gần hơn đến mục tiêu hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối 2015.
Trong bước tiến của ASEAN, Việt Nam đã hoàn thành tốt cương vị Điều phối viên thúc đẩy quan hệ với tác đối tác lớn, quan trọng của ASEAN như: Nhật Bản, Nga, Mỹ, Úc, Trung Quốc và hiện tại là Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực và đóng góp của Việt Nam cho ASEAN được các nước bạn bè trong Hiệp hội và các đối tác ghi nhận, đánh giá cao.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Cẩm Tú cho biết, trong bối cảnh ASEAN đang hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN nói chung và cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng vào năm 2015, việc xem xét lại những tác động và ảnh hưởng của tiến trình hội nhập đối với nền kinh tế của Việt Nam, từ góc nhìn vĩ mô của các bộ, ngành, địa phương đến những hoạt động thực tiễn của từng doanh nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Để làm được việc này, thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn để nâng cao vị thế của mình, cần chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, tuyên truyền phố biến là yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Nâng cao vị thế của Việt Nam hướng về Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 và sau 2015” nằm trong khuôn khổ chương trình xây dựng năng lực của ERIA được triển khai từ năm 2008 dành cho các nước thành viên mới của ASEAN (gồm Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam) nhằm tăng cường hội nhập của các nền kinh tế thành viên ASEAN. Mục tiêu của hội thảo hướng tới việc trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến nhằm tận dụng lợi thế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vượt qua những thách thức trong tương lai như di chuyển lao động, xây dựng thể chế, cải cách quy định và các vấn đề thế chế nhằm xây dựng (AEC).
Hội thảo cũng bao gồm các hoạt động trao đổi sáng kiến, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước, khu vực tư nhân và những chuyên gia nước ngoài xoay quanh những vấn đề quan trọng của ASEAN, như phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia chuỗi cung ứng và hội nhập kinh tế. Hội thảo hy vọng sẽ tận dụng được cơ hội xây dựng mạng lưới con người giữa các quốc gia Đông Á và ERIA, kết nối với các quốc gia phát triển khác.
Theo TTXVN/Vietnam+
ont-� :0p�0��nt-family:"Arial","sans-serif"'>Thủ tướng mong muốn hội nghị sẽ thảo luận kỹ về phương thức xử lý hài hòa các mối quan hệ quan trọng, như mối quan hệ giữa lợi ích, quan tâm của Việt Nam với lợi ích, quan tâm chung của khu vực và thế giới; giữa lợi ích song phương với lợi ích đa phương; giữa lợi ích tổng thể với lợi ích của mỗi ngành…
Thứ ba, cần làm rõ những biện pháp để tăng cường thống nhất nhận thức và đồng thuận giữa các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương trong hội nhập quốc tế toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thứ tư, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế cần bàn sâu các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng, kiện toàn các cơ chế phối hợp liên ngành và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương, phù hợp với chuyển biến của tình hình và đáp ứng nhu cầu mới của đất nước đồng thời cần có biện pháp khuyến khích, tăng cường sự tham gia, đóng góp nhiều hơn của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương, doanh nghiệp trong nỗ lực chung này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho rằng, các bài học, kinh nghiệm, đề xuất và khuyến nghị tại hội nghị có ý nghĩa quan trọng để nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam. “Giai đoạn 10-20 năm tới rất then chốt đối với nước ta khi chúng ta nỗ lực hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tham gia các liên kết kinh tế sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đồng thời hoàn tất nhiều cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào 2015-2020", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ASEAN, các tổ chức quốc tế, khu vực, các học giả, các nhà nghiên cứu và những người bạn thân thiết của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới và trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam.
Hội nghị đối ngoại đa phương thế kỷ 21 và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đối ngoại đa phương trở thành xu thế tất yếu và ngày càng có vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế của thế kỷ 21 trong cục diện thế giới đa trung tâm đang được định hình. Các cơ chế hợp tác đa phương trên tất cả các tầng nấc ngày càng được các quốc gia coi trọng, đáp ứng nhu cầu gia tăng hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu ngày càng gay gắt, đan xen.
Hội nghị là dịp tổng kết chặng đường gần 30 năm đối ngoại đa phương của Việt Nam, đánh giá thành tựu cũng như đúc rút những bài học về đối ngoại đa phương của nước ta trên tất cả các lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới đồng thời các bộ, ngành, địa phương cũng trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu quốc tế về hoạch định và thực tiễn triển khai đối ngoại đa phương, thống nhất nhận thức giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp nhằm tạo đồng thuận trong việc đẩy mạnh triển khai đối ngoại đa phương trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện
Hội nghị gồm có phiên khai mạc, các phiên thảo luận về các xu thế lớn của đối ngoại đa phương thế kỷ 21, hợp tác đa phương trong thúc đẩy phát triển bền vững, hệ thống thương mại đa phương và các xu thế liên kết đa tầng nấc, FTA thế hệ mới, điều chỉnh chính sách ngoại giao đa phương của các nước, khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam và ASEAN, bài học của hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam;… phiên bế mạc.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; các chuyên gia hàng đầu thế giới về đối ngoại đa phương là nguyên Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy, nguyên Phó tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Jayantha Dhanapala, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore George Yeo cùng hơn 200 đại biểu là lãnh đạo, đại diện của các bộ, ngành, địa phương, một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham dự hội nghị.
Theo TTXVN/Vietnam+