Vào ngày 1/8/2008, mặt trăng sẽ che lấp hoàn toàn mặt trời trong khoảng 3 giờ đồng hồ.
Ông Nguyễn Đức Phường (Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt
Theo ông Phường, nhật thực toàn phần sẽ được quan sát thấy trong một dải hẹp, có bề rộng 236,9 km, kéo dài nửa vòng trái đất: bắt đầu từ Canada, dọc theo bắc đảo Greenland, Đại Tây Dương, trung tâm nước Nga, Mông Cổ và Trung Quốc. Dải nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy trong một khu vực rộng lớn hơn, bao gồm: Đông Bắc châu Phi, Bắc Mỹ, hầu hết châu Âu, nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Đây là lần nhật thực toàn phần thứ 5 trong thế kỷ 21. Lần nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 22/7/2009.
Tại Việt Nam, Cao Bằng là địa điểm có thể quan sát được tỉ lệ mặt trăng che khuất mặt trời lớn nhất là 73,2%; Hà Nội quan sát được khoảng 67,3% diện tích che khuất (lúc 18:35' giờ Hà Nội). Hầu hết các vùng trên lãnh thổ Việt
Hiện tượng này được quan sát trên lãnh thổ Việt Nam vào lúc xế chiều, do bị đánh lừa thị giác, người xem cảm giác mặt trời to hơn (thực tế không phải như vậy) và cũng do ở gần đường chân trời nên mặt trời sẽ xuất hiện dịu hơn với màu cam đỏ.
Tuy nhiên, ông Phường cảnh báo, không được quan sát nhật thực toàn phần bằng mắt thường khi chưa có kính quan sát chuyên dụng. Nếu quan sát bằng mắt thường, chỉ trong thời gian rất ngắn, ánh sáng chói lòa của mặt trời có thể làm nguy hại đến võng mạc thậm chí nặng có thể gây mù lòa vĩnh viễn. "Người dân trong vùng có hiện tượng nhật thực một phần xảy ra nên quan sát bằng cách đặt một tấm gương nhỏ dưới chậu nước pha mực, để sao cho nhìn hình ảnh mặt trời phản chiếu qua gương dịu mà không chói. Ngoài ra, có thể sử dụng các tấm film chụp X-quang, kính thợ hàn khi đã đảm bảo các thông số an toàn. Vì ở Việt Nam, nhất là các vùng phía Nam, nhật thực một phần xảy ra khi mặt trời đã rất gần đường chân trời nên sử dụng phương pháp gương đặt dưới chậu nước pha mực không thuận tiện" - ông Phường khuyến cáo.
Theo TNO