UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình Đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch nhằm đào tạo các ngành nghề mới và các kỹ năng nghề mới cho ít nhất 4 ngành, nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp, ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tổng số người học tham gia đào tạo thí điểm khoảng 100 người. Đào tạo lại để nâng cao kiến thức, kỹ năng gắn với chuyển đổi việc làm cho người lao động bị tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho ít nhất 300.000 lượt người với thời gian đào tạo, bồi dưỡng dưới 1 năm.
Đối tượng đào tạo là học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tham gia các chương trình đào tạo ngành, nghề mới, các chương trình đào tạo bổ sung kỹ năng mới, kỹ năng tương lai) đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đối tượng đào tạo lại là người lao động trong các doanh nghiệp đểchuyển đổi nghề nghiệp do chịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; người lao động trong các doanh nghiệp ở những ngành nghề công nghệ mới hoặc cần nâng cao kiến thức, kỹ năng đểtiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả tiến bộ KH-CN ở các trình độ của giáo dục nghề nghiệp. Thời gian đào tạo đến năm 2025.
UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB-XH phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng chuẩn đầu ra, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình đào tạo, đào tạo lại theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB-XH; tổ chức đặt hàng với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện đểtham gia đào tạo, đào tạo lại theo quy định. Phối hợp xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, thực hiện chuyển đổi số, thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo, đào tạo lại theo chương trình; phối hợp với các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách cho việc đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực đểđáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý; đẩy mạnh hoạt động KH-CN trong giáo dục nghề nghiệp, thúc đẩy ươm mầm và khởi tạo doanh nghiệp.
(PYP)