Thứ Ba, 15/10/2024 08:23 SA
Ứng dụng công nghệ thông tin:
Góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh
Thứ Năm, 28/04/2016 10:00 SA

Ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính tại một đơn vị ở Phú Yên - Ảnh: M.CHÂU

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) - truyn thông hỗ trợ vào công tác cải cách hành chính (CCHC) giúp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Phú Yên. Hoạt động ứng dụng CNTT và CCHC có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhau và cần được thực hiện đồng thời. CNTT có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải cách và hiện đại hóa nn hành chính nhà nước, hướng đến một chính quyn điện tử trong tương lai.

 

CẦN GẮN VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

 

Nếu chúng ta bắt đầu từ hoạt động ứng dụng CNTT trước, sau đó mới thực hiện CCHC thì ứng dụng của đơn vị sẽ bất thành, bởi chưa CCHC nên thiếu quy trình để chuẩn hóa. Ngược lại, nếu chúng ta trông đợi vào sự hoàn thiện của CCHC trước, sau đó mới triển khai hoạt động ứng dụng CNTT thì sẽ không có một chính quyền điện tử trong tương lai, không nắm lấy cơ hội đi tắt đón đầu và nền hành chính không biết bao giờ mới cải cách xong.

 

Thông qua hoạt động ứng dụng CNTT, bộ máy hành chính Nhà nước dễ dàng liên kết với nhau hơn trong thực hiện nhiệm vụ, Chính phủ cũng thông qua đó để điều hành bộ máy nhà nước một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác; kiểm soát tốt hơn mọi hoạt động của cơ quan công quyền trước những biến động phức tạp của thực tiễn nền kinh tế thị trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển.

 

Tuy nhiên, chính sự minh bạch trong kiểm soát và giám sát mà hoạt động ứng dụng CNTT mang lại đã ít nhiều tạo áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ công chức thực thi công vụ. Bởi qua đó, mọi trì trệ, ách tắc của bộ máy công quyền sẽ dễ dàng lộ diện khi có vấn đề xảy ra. Như vậy, CCHC và xây dựng chính quyền điện tử suy cho cùng đều chung một mục đích là nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin quản lý điều hành.

 

Thông qua các văn bản chỉ đạo, Đảng và Nhà nước ta thấy rất rõ tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong việc đẩy mạnh CCHC xây dựng chính quyền điện tử phục vụ tốt cho nhu cầu người dân, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, cạnh tranh lành mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng cả nước nói chung, địa phương nói riêng.

 

CÒN NHIỀU BẤT CẬP

 

Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh, việc triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu CCHC. Một số vấn đề trong Quy hoạch CNTT của tỉnh đã lạc hậu, không còn phù hợp; việc tham mưu triển khai của đơn vị chuyên môn là Sở TT-TT chưa bắt kịp với đà phát triển. Đội ngũ chuyên gia đầu ngành, lực lượng quản lý còn thiếu, yếu. Chính sách ứng dụng CNTT ở địa phương còn thiếu tính nhất quán, các đơn vị chưa tuân thủ nghiêm các quy định đã ban hành. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí đầu tư cho CNTT không tập trung nên dẫn đến tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, không thống nhất, không hiệu quả. Tình trạng sử dụng các phần mềm dùng chung mỗi sở ngành, huyện thị, thành phố đều khác nhau, chưa “dùng chung” và liên thông với nhau và với UBND tỉnh. Cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh trong công việc chiếm tỉ lệ thấp (chỉ khoảng 30%). Một số lãnh đạo các cấp, ngành chưa kết hợp chặt chẽ quá trình ứng dụng CNTT với CCHC, chưa thực sự chú trọng ứng dụng CNTT để đổi mới lề lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; có nơi ứng dụng còn mang tính hình thức, đối phó.

 

Chất lượng cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của một số đơn vị còn hạn chế, thông tin cập nhật chưa kịp thời, nhất là thông tin về giải quyết thủ tục hành chính. Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao được triển khai chiếm tỉ lệ thấp, chưa hiệu quả. Người dân và doanh nghiệp chưa được hưởng lợi nhiều từ ứng dụng CNTT, CCHC. Việc đầu tư cho đội ngũ chuyên gia, cán bộ công chức quản lý về CNTT còn nhiều bất cập; việc thu hút đội ngũ trí thức, chuyên gia CNTT về Phú Yên còn khá hạn chế. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức của các cơ quan về bảo mật an toàn, an ninh thông tin chưa cao. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh nơi tập trung các cơ sở dữ liệu và điều hành của tỉnh cũng chưa được đầu tư hệ thống đúng tầm so với yêu cầu của một hệ thống đạt chuẩn. Chi phí cho hoạt động CNTT của các cơ quan nhà nước vẫn ở mức thấp. Do vậy, việc đầu tư ứng dụng CNTT còn rời rạc, chắp vá chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Các cơ sở dữ liệu (CSDL) nền tảng như dân cư, bản đồ nền số hóa và các CSDL chuyên ngành như: y tế, giao thông, tài nguyên - môi trường, giáo dục, lao động - việc làm... chưa thể triển khai.

 

GIẢI PHÁP TRƯỚC MẮT

 

Tiếp tục nâng cao chất lượng của Cổng thông tin điện tử tỉnh và các website tại các sở, ban, ngành. Cập nhật liên tục, đầy đủ thông tin về các thủ tục hành chính, thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, thông tin chính sách, quy định của Nhà nước, của tỉnh.

Triển khai đổi mới công nghệ, ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo từng ngành và trong toàn bộ nền kinh tế. Ưu tiên hàng đầu nhiệm vụ thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT trong lộ trình CNH-HĐH trong từng ngành, lĩnh vực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.

 

Các đơn vị hoàn thiện cổng/trang thông tin điện tử của đơn vị mình; rà soát, kiểm tra việc cập nhật thông tin theo đúng quy định. Công khai minh bạch trên Internet về thủ tục hành chính, nghiên cứu nâng cấp các dịch vụ công lên cấp độ 3, 4. Xây dựng hệ thống đối thoại giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp thông qua cổng/trang thông tin điện tử.

 

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, đưa vào thí điểm phần mềm một cửa điện tử cấp tỉnh - huyện - xã trên địa bàn tỉnh. Triển khai áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trên toàn bộ thủ tục hành chính về lĩnh vực tài nguyên - môi trường cũng như phổ biến các chính sách liên quan đến đất đai trên cổng/trang thông tin điện tử; xây dựng các chuyên mục hỏi đáp để tiếp thu ý kiến của người dân và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai.

 

Xây dựng hệ thống dữ liệu về thông tin thị trường lao động và nguồn lực lao động cũng như nhu cầu nguồn lực lao động. Hỗ trợ đào tạo nghề theo hình thức trực tuyến đáp ứng kịp thời phần nào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Vận hành, khai thác hiệu quả Cổng thông tin du lịch Phú Yên nhằm quảng bá các danh lam thắng cảnh, đất nước và con người của tỉnh, góp phần thu hút du khách tới tham quan và xúc tiến đầu tư.

 

Tuyên truyền nội dung và ý nghĩa của việc đánh giá xếp hạng PCI trên các phương tiện thông tin đại chúng; từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách nhiệm vụ, đặc biệt trong giải quyết các kiến nghị đề xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân tham gia dịch vụ công trực truyến và khai thác thông tin trên các trang (cổng) thông tin điện tử tỉnh; tăng cường các thông tin về những nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

 

GIẢI PHÁP LÂU DÀI

 

Một là, hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển CNTT ở địa phương: Sở TT-TT tham mưu UBND tỉnh ban hành đầy đủ hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT tại địa phương. Sớm điều chỉnh Quy hoạch phát triển CNTT Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh thông qua. Có chính sách khen thưởng các đơn vị, lãnh đạo ứng dụng CNTT vào CCHC có hiệu quả và chế tài đối với đơn vị, lãnh đạo ngược lại.

 

Hai là, xây dựng hạ tầng CNTT hoàn chỉnh, ổn định: Đến năm 2017, đầu tư xây dựng hoàn chỉnh Trung tâm Tích hợp dữ liệu theo công nghệ điện toán đám mây, đưa vào sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng của Chính phủ, kết nối liên thông từ UBND tỉnh đến sở ngành, huyện, thị xã, thành phố hình thành hệ thống mạng WAN để có một hạ tầng vững chắc phục vụ triển khai các phần mềm dùng chung của tỉnh và các nhu cầu sử dụng phần mềm riêng của từng đơn vị.

 

Ba là, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC, tiến đến xây dựng chính quyền điện tử: UBND tỉnh thống nhất khung chính quyền điện tử cấp tỉnh làm cơ sở triển khai phần mềm dùng chung tại tất cả các đơn vị sở ngành, cấp huyện và tiến đến triển khai cấp xã, phường với chuẩn liên thông do Bộ TT-TT ban hành. Triển khai một cửa hiện đại trước ở cấp huyện và một số sở ngành trọng điểm (sau khi đã sơ kết triển khai tại TP Tuy Hòa và Sở KH-ĐT). Tăng cường đưa các dịch vụ công cấp độ 3 vào một cửa liên thông hiện đại và từng bước nâng lên cấp độ 4. Việc triển khai phần mềm đi đôi với công tác đào tạo sử dụng. Xây dựng các CSDL dùng chung như: bản đồ nền Phú Yên số hóa, dữ liệu dân cư… và các CSDL chuyên ngành như: Tài nguyên - môi trường, xây dựng, y tế, giáo dục, lao động, văn hóa - du lịch, nông nghiệp…

 

Bốn là, tăng cường đầu tư nguồn vốn sự nghiệp hàng năm cho Sở TT-TT, phục vụ đào tạo chuyên sâu về chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng CNTT của tỉnh, đội ngũ quản trị phần mềm, đào tạo công chức sử dụng phần mềm dùng chung, đào tạo lãnh đạo đầu ngành sử dụng máy tính khai thác Internet… Có chính sách đãi ngộ phù hợp để mời một số chuyên gia đầu ngành trong nước tham gia Ban chỉ đạo CNTT của tỉnh.

 

Năm là, nâng cao năng lực đào tạo CNTT cho Trường đại học Phú Yên, có chính sách thu hút các trung tâm đào tạo chất lượng cao, trường đào tạo có uy tín về CNTT, công ty phát triển phần mềm mạnh về đặt chi nhánh tại Phú Yên và quy hoạch sẵn hạ tầng để từng bước đầu tư phát triển công nghệ phần mềm.

 

Sáu là, kết hợp Chương trình mục tiêu đưa thông tin về cơ sở, tỉnh hỗ trợ việc đầu tư hạ tầng để tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật từ đó nâng cao nhận thức người dân trong tiếp cận dịch vụ công; trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ, đặc biệt trong giải quyết các kiến nghị đề xuất của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

PCI là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cung cấp các chỉ số khách quan đo lường chất lượng điều hành kinh tế trong các lĩnh vực quan trọng đối với đầu tư và tăng trưởng. Các chỉ tiêu này giúp xác định các lĩnh vực cần cải cách và đưa ra những gợi ý rõ ràng về việc làm thế nào để nâng cao chất lượng thể chế, luật pháp.

 

LÊ TỶ KHÁNH

Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin - Truyền thông

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek