Từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, 60 năm qua, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân”. Chúng ta cần phát huy hơn nữa những sức mạnh to lớn đó, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Cuộc chiến đấu ở Hà Nội – Ảnh: TƯ LIỆU
Cách đây tròn 60 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân đánh Pháp cứu nước: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”.
Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch là lời hịch cứu quốc, là lời hiệu triệu muôn khối óc con tim người Việt, giữ lấy nước nhà, đó cũng chính là tiếng gọi của non sông đất nước trước tình thế Tổ quốc lâm nguy. Lời kêu gọi của Người không chỉ thể hiện ý chí của toàn dân “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” với tinh thần kiên định “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; mà còn là bản cương lĩnh kháng chiến mang tính khái quát cao, chứa đựng tư tưởng, quan điểm chiến tranh nhân dân, đường lối kháng chiến toàn dân toàn diện lâu dài, tự lực cánh sinh, và khẳng định kháng chiến nhất định thắng lợi.Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và thắng lợi của 30 năm kháng chiến thống nhất đất nước là minh chứng hùng hồn nhất cho đường lối kháng chiến sáng suốt do Đảng ta lãnh đạo, mà điểm khởi đầu chính là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch. Lời kêu gọi của Người không chỉ có giá trị lịch sử lớn lao, mà còn có những giá trị lâu dài đối với cách mạng Việt
Lời kêu gọi của Người đã để lại cho chúng ta bài học vô cùng quí giá về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. 60 năm trước, Việt Nam ta đứng trước nguy cơ mất nước, nhưng nhờ xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, có Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy liên minh công nông làm nòng cốt, nên kháng chiến thắng lợi.
Ngày nay, Việt
Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch 60 năm trước còn để lại cho chúng ta bài học quí giá về đường lối kháng chiến toàn dân. Lời kêu gọi cùng với chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 22/12/1946 và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn dân đánh giặc, toàn dân cứu nước.
Ngày nay, chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới, thế nhưng, những biểu hiện xa rời mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa xã hội vẫn chưa được khắc phục. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Chúng ta cần phát huy bài học toàn dân giữ nước như lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định rõ: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quốc phòng cho toàn dân. Xây dựng “thế trận lòng dân” làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó, lấy xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại làm nòng cốt. Đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố. Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại.
Từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, 60 năm qua, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân”. Chúng ta cần phát huy hơn nữa những sức mạnh to lớn đó, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
PHÚ YÊN