Trong “Lời kêu gọi” tuyên bố khi Quốc tế Cộng sản I được thành lập năm 1861, Các Mác đã nói nhiều đến việc phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày.
Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp ở Geneve (Thụy Sĩ) tháng 4/1864 coi vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ là một nhiệm vụ quan trọng trước mắt. Sau đó, tại Đại hội lần thứ II ở London (Anh), E.Đuy-fông, người thay mặt Các Mác đã đưa ra một dự thảo nghị quyết đòi thực hiện ngày làm 8 giờ.
Những công nhân, viên chức người Anh di cư sang Mỹ làm ăn đã mang tới nước này phong trào đấu tranh đòi làm việc 8 giờ một ngày. Năm 1868, nhà cầm quyền Mỹ buộc phải ban hành đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Nhà nước, nhưng ở các xí nghiệp tư, công nhân vẫn phải làm việc từ 11 đến 12 giờ mỗi ngày.
Tháng 1/1884, tại thành phố công nghiệp lớn
Tại thành phố
Ngày 14/7/1889, Quốc tế Cộng sản II được thành lập ở Paris (Pháp), dưới sự lãnh đạo của P.Ăng-ghen và Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Từ đó, ngày 1/5 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Ở nước ta, từ khi Đảng Cộng sản ra đời (năm 1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân - đế quốc, giành độc lập, tự do, dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục nghìn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hỏa xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mít tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành rất quan trọng về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ngày 1/5 đã trở thành ngày hội lớn của nhân dân Việt Nam, ngày biểu dương sức mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đó cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
AN HÒA (Theo NCT)