Cách mạng Tháng Tám thắng lợi bắt nguồn từ sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941) là Hội nghị Trung ương đầu tiên ở trong nước do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị xác định, trong lúc “nước sôi lửa nóng”, nếu không giải quyết được vấn đề giải phóng dân tộc, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những cả dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp sẽ mãi mãi cũng không đòi lại được. Vì vậy, chủ trương lãnh đạo giải phóng dân tộc nhằm thoát khỏi ách thống trị của Pháp - Nhật là chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Đảng. Nghị quyết của Đảng xác định lực lượng cách mạng lúc này là nhân dân Đông Dương. Vì vậy, nhiệm vụ đánh Pháp, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn dân, không của riêng giai cấp nào. Đây chính là cuộc cách mạng xã hội, tiền đề của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đảng xác định cuộc cách mạng này sẽ được kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền về tay nhân dân.
Nhân dân Hà Nội cướp chính quyền ở Bắc Bộ Phủ (8-1945) - Ảnh: Tư Liệu
Để chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa, Đảng phải thực hiện nhiều công việc rất quan trọng. Đó là lãnh đạo quần chúng làm cách mạng; đấu tranh chống địch khủng bố; củng cố tổ chức đảng, nhất là tổ chức đảng ở cơ sở. Thường vụ Trung ương Đảng nhận định rằng, “không có sự võ trang tự vệ nào chắc chắn bằng những tổ chức mạnh mẽ của quần chúng, một thứ áo giáp của Đảng, một thứ thành lũy của Đảng”(1). Công tác cán bộ cũng được đặc biệt chú ý, nhất là đào tạo cán bộ quân sự và cán bộ chính trị để chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong lúc còn ở trong nước đã trực tiếp tổ chức lớp huấn luyện chính trị - quân sự cho cán bộ địa phương tại Cao Bằng vào giữa năm 1941. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trương mở rộng căn cứ địa cách mạng, nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, tạo thế liên hoàn trong một hành lang quân sự - chính trị vững chắc từ Cao Bằng về miền xuôi, phát triển lực lượng vũ trang và cơ sở cách mạng ra khắp nước. Trung tuần tháng 8-1942, Người đi Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt
Tháng 2-1943, Thường vụ Trung ương họp, ra Nghị quyết bổ sung một số nhận định, chủ trương mới nhằm đẩy thêm một bước dẫn đến Tổng khởi nghĩa. Thường vụ Trung ương nhận định, lúc này cục diện chính trị thế giới hình thành hai mặt trận: phát-xít và dân chủ. Đi đầu trong mặt trận dân chủ quốc tế chống ph
Cây đa Tân Trào - Ảnh: Tư liệu |
Với thế trận này, Thường vụ Trung ương khẳng định, chắc chắn Liên Xô và các lực lượng dân chủ sẽ thắng, mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi là nhờ sức mạnh quân sự của Liên Xô và được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Khi Trung ương họp hội nghị vào tháng 5-1941, Nhật chưa nhảy vào Đông Dương, nhưng đến kỳ họp Thường vụ lần này, tháng 2-1943, quân Nhật đã nhảy vào chiếm đóng Đông Dương. Đông Dương lúc này đã thành thuộc địa của Nhật và của Pháp, đặt dưới hai ách Nhật - Pháp. Mâu thuẫn giữa Nhật - Pháp lại có lợi cho cách mạng Đông Dương. Đảng đã sớm nhìn ra mâu thuẫn này và đặt ra nhiệm vụ trước mắt là bằng mọi cách làm cho mâu thuẫn đó ngày thêm sâu sắc.
Tình cảnh nhân dân lao động Đông Dương lúc này là vô cùng khó khăn. Đảng nhận định: “Nhân dân Đông Dương cực khổ dưới hai tầng áp bức, lại được tình hình thế giới kích thích, nên phong trào cách mạng Đông Dương có thể bỗng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao”(2).
Ngày 12-3-1945, Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp soạn thảo tại một địa điểm ở ngoại thành Hà Nội, thể hiện bước đột phá tư duy rất sáng tạo, táo bạo về khởi nghĩa vũ trang trên tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8, tháng 5-1941 và Nghị quyết Thường vụ Trung ương, tháng 2-1943. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là ngòi nổ trực tiếp dẫn đến Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc vào tháng 8-1945.
Ngày
Chính quyền Pháp ở Đông Dương tan rã nhanh chóng. Chính quyền Nhật được lập ra, nhưng chưa được củng cố. Các tầng lớp lừng chừng rất hoang mang trong khi quần chúng cách mạng lại muốn hành động ngay. Lần này, Nhật chiếm toàn bộ Đông Dương để làm thuộc địa riêng của Nhật. Pháp thất bại và đầu hàng Nhật vì tinh thần quân Pháp lúc này đã quá rã rời; thiếu vũ khí; không thống nhất hành động với lực lượng chống Nhật của nhân dân Đông Dương. Thường vụ Trung ương nhận định, sở dĩ có cuộc chính biến này là do hai tên đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở ở Đông Dương.
Nạn đói năm Ất Dậu (“từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói” - Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 556) làm cho quần chúng càng thêm oán ghét quân cướp nước Nhật và Pháp. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra quyết liệt ở chặng đường cuối. Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh Nhật. Sau cuộc chính biến này, kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt, duy nhất của nhân dân Đông Dương là phát-xít Nhật.
Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nêu khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát-xít Nhật”, thay cho khẩu hiệu: “Đánh đuổi Nhật - Pháp” trước đó. Chỉ thị nhận định, quân Nhật nhất định sẽ thất bại ở Đông Dương. Muốn vậy, Đảng phải tổ chức cho quần chúng hành động hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, động viên lực lượng nhân dân chiến đấu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vươn tới cao trào cách mạng trong cả nước. Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ, làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm nhiều hình thức như bãi công, bãi thị, bất hợp tác, biểu tình thị uy, võ trang du kích, tạo thành Mặt trận dân chủ thống nhất kháng Nhật ở Đông Dương. Sẵn sàng chuyển sang hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện và thời cơ đến.
Để bảo đảm cho tổng khởi nghĩa giành thắng lợi, Thường vụ Trung ương đã chỉ thị gấp rút củng cố tổ chức: mở rộng cơ sở Việt Minh; thành lập những ban, đội xung phong, đi gây cơ sở cứu quốc ở những nơi chưa có phong trào; lập những hình thức tổ chức quần chúng, như bảo an, nhân dân tự vệ đội, tiểu tổ du kích, tự vệ cứu quốc, thanh niên cứu quốc, ủy ban xã, ủy ban trật tự nhà máy,... Tổ chức Ủy ban Quân sự cách mạng (tức Ủy ban khởi nghĩa) để thống nhất chỉ huy du kích các chiến khu. Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam) ở các nhà máy, mỏ, làng, ấp, đường phố, trại lính, trường học, công tư sở,... Những ủy ban này vừa có tính chất Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật rộng rãi, vừa có ý nghĩa “tiền Chính phủ, chính quyền”. Thành lập Ủy ban Nhân dân cách mạng Việt
Điểm mới, táo bạo, trong Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là thu nạp cả người Pháp tình nguyện đứng trong Mặt trận dân chủ thống nhất kháng Nhật ở Đông Dương nếu những người Pháp đó “thừa nhận quyền dân tộc độc lập hoàn toàn và tức khắc của nhân dân Đông Dương” (3). “Những lực lượng kháng Nhật của người ngoại quốc ở Đông Dương và cách mạng Đông Dương phải thống nhất hành động về mọi mặt, kể cả mặt quân sự. Sự thống nhất hành động ấy phải lấy nguyên tắc bình đẳng, tương trợ làm nền tảng” (4). Chính sách của Đảng lúc này là tha bổng cho tất cả các chính trị phạm người Đông Dương và người ngoại quốc ở Đông Dương; bảo đảm sinh mệnh, tài sản cho những người ngoại quốc chống phát-xít Nhật ở Đông Dương, cho họ được hưởng quyền tự do cư trú và buôn bán; cách mạng sẵn sàng bắt tay những người Pháp thành thực chống Nhật xâm lược Đông Dương. Việc thâu nhận người Pháp vào Mặt trận dân chủ kháng Nhật ở Đông Dương không phải là ta bỏ quyền dân tộc độc lập. Người quyết định quyền dân tộc độc lập không phải ở nơi người nước ngoài, mà ở nơi sức mạnh chính trị và sức mạnh vũ trang của nhân dân Đông Dương.
Đường lối của Đảng, sức mạnh nhân dân hợp thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khí thế ào ào, tiến nhanh trên con đường tổng khởi nghĩa. Tình hình diễn ra rất nhanh. Ngay khi Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa khai mạc vào ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng nhận được tin Nhật đầu hàng Đồng Minh, lập tức, Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị phải thành lập ngay Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của toàn dân. Đêm
Quân lệnh được phát đi ngay đêm
Tiếp sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội Đại biểu quốc dân họp trong hai ngày 16,
Nhận được Quân lệnh, các địa phương vùng lên khởi nghĩa. Hà Nội, do chuẩn bị tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy, kịp thời, khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi vào ngày
Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng long trời lở đất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân ta đã làm nên những kỳ tích lịch sử, “đã lấy lại nước Việt
Nghị quyết Hội nghị Trung ương, tháng 5-1941, đến Nghị quyết Thường vụ Trung ương, tháng 2-1943 và Chỉ thị của Thường vụ Trung ương: “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, tháng 3-1945 là một hệ thống chủ trương, đường lối chiến lược và sách lược của Đảng ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Đường lối đó đã được toàn dân tộc Việt
PGS, TS ĐỨC VƯỢNG
(Theo Nhân Dân)
____________
1. “Văn kiện Đảng Toàn tập”, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 176.
2. “Văn kiện Đảng Toàn tập”, tập 7, đã dẫn, tr 290
3. “Văn kiện Đảng Toàn tập”, tập 7, đã dẫn, tr 368
4. “Văn kiện Đảng Toàn tập”, tập 7, đã dẫn, tr 368
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, đã dẫn, tr 557
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, đã dẫn, tr 557.