Tiếp tục ngày làm việc thứ hai, chiều ngày 15/7, các đại biểu (ĐB) HĐND tỉnh đã sôi nổi thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dự toán ngân sách 6 tháng đầu năm, cũng như nhiệm vụ giải pháp cần tập trung 6 tháng cuối năm; các báo cáo, tờ trình của UBND tỉnh ra kỳ họp... Nhiều vấn đề liên quan đến dân sinh, xã hội được đưa lên bàn nghị sự.
Đại biểu Bá Thanh Kia tham gia phát biểu tại hội trường - Ảnh: T.Q |
Trong phần thảo luận tại hội trường hầu hết các ý kiến đều nhất trí cao với báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội đạt được trong 6 tháng đầu năm cũng như phương hướng, nhiệm vụ năm 2010. Các đại biểu cũng đánh giá các báo cáo trình tại kỳ họp lần này có tính chiến đấu cao, đánh giá đúng thực chất những công việc làm được trên từng lĩnh vực cụ thể, mạnh dạn chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm trong chỉ đạo, điều hành. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đại biểu cũng băn khoăn về một số nguồn thu vẫn chưa đạt, chưa mang tính bền vững, công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều bất cập…
ĐB Đinh Văn Sang (TX Sông Cầu) đề nghị: Trong thời gian đến UBND tỉnh cần phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã để đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản và các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Song song đó, cũng cần bổ sung thêm một số nhiệm vụ như quyền bán đấu giá quyền sử dụng tài sản đất để đẩy mạnh nguồn thu ngân sách tỉnh đạt như chỉ tiêu UBND tỉnh đã đặt ra. ĐB Đinh Văn Sang cũng thống nhất với 9 tờ trình, đề án của UBND tỉnh, nhưng băn khoăn về đề án “sử dụng kinh phí phát triển công nghệ thông tin tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, từ nguồn ngân sách tỉnh được cân đối hàng năm, nhưng chiếm tỉ lệ 1% nguồn ngân sách thì gặp nhiều khó khăn… Ông Sang cũng đề nghị các ngành chuyên môn của tỉnh cần phải có nghiên cứu căn cơ, cụ thể về tình hình cá, tôm chết hàng loạt trên đầm Cù Mông để giúp người dân ổn định sản xuất.
ĐB Nguyễn Thị Thủy (Đông Hòa) thảo luận thêm về tình hình và các thủ tục xin phá sản của HTX, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ rõ những bất cập là các HTX đều vay vốn, nhưng làm ăn thua lỗ dẫn đến không thể xin phá sản, làm giảm sức ì của nền kinh tế tỉnh nhà… Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư nguồn vốn mục tiêu cho nông nghiệp nông thôn còn quá ít, nhất là hạ tầng nông nghiệp nông thôn chỉ khoảng 5% trong tổng vốn ngân sách nên không cải thiện đời sống của đại bộ phận nông dân nông thôn…
Làm rõ thêm về các giải pháp 6 tháng cuối năm, ĐB Bá Thanh Kia (Chủ tịch UBMTTQ Việt
Liên quan đến vấn đề cung cấp nước sạch nông thôn hiện nay, các ĐB Trịnh Thị Nga, ĐB Bá Thanh Kia bức xúc và chỉ rõ việc cung cấp nước sạch cho người dân vùng sâu, vùng xa hiện chưa thể hiện rõ trách nhiệm của các đơn vị thi công, chủ đầu tư. Nhiều công trình nước sạch xây dựng xong nhưng không sử dụng được. Điều này, làm giảm lòng tin trong quần chúng nhân dân. UBND tỉnh cũng cần có giải pháp chấn chỉnh sớm… ĐB Kso Chiểu (Sông Hinh) cũng nêu vấn đề bức xúc về tình hình nước sạch mà cử tri phản ánh trên địa bàn huyện Sông Hinh cho thấy hiệu quả sử dụng không cao. Về tờ trình bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục, ĐB Kso Chiểu trăn trở việc phân bổ biên chế tính trên đầu học sinh nên sẽ không công bằng giữa các huyện miền núi và đồng bằng, gây ảnh hưởng đến tình hình giảng dạy. Do vậy, cần phải tính toán để phân bổ biên chế cho đúng với tình hình đặc thù của huyện… Chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác của xã mà UBND tỉnh trình tại kỳ họp này, ĐB Kso Chiểu đề nghị cần phải tính toán về nghề nghiệp chuyên môn và chế độ đãi ngộ để thu hút cán bộ về công tác lâu dài ở cấp xã…
Về tờ trình điều chỉnh, bổ sung tiêu chí xác định các dự án lớn, dự án quan trọng trên địa bàn tỉnh, ĐB Trịnh Thị Nga thông tin về 7 tiêu chí mà Quốc hội vừa thông qua. Vì vậy, so sánh với 22 dự án tại Phú Yên thì đối với những dự án lớn của tỉnh đầu tư thì phải trình cho HĐND tỉnh quyết định và cần thiết phải đưa những vấn đề nhạy cảm về môi trường, ảnh hưởng đến dân sinh vào tiêu chí để đầu tư cho phù hợp... Còn những dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn, UBND tỉnh phải báo cáo HĐND tỉnh biết, giám sát… Riêng vấn đề xây dựng cơ bản, ĐB Trịnh Thị Nga đề nghị UBND tỉnh cần phải rà soát lại các dự án vì hiện còn nhiều bất cập, các dự án đã hứa với cử tri… đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện như dự án hạ tầng thủy lợi vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch… Bên cạnh đó, nhiều công trình xây dựng như công trình Bệnh viện tỉnh giải ngân ít, chậm so với khối lượng hoàn thành.
Kết luận phiên thảo luận tại hội trường, Chủ tịch HĐND tỉnh Đào Tấn Lộc đánh giá cao các ý kiến của các ĐB tham gia thảo luận tại hội trường, cũng như các ý kiến thảo luận tại tổ trước đó đã tập trung vào nhiều vấn đề xác đáng, bức xúc của cử tri. Nhiều ý kiến phân tích sâu vào trách nhiệm điều hành của UBND tỉnh. Tập trung vào các nhóm vấn đề: Xây dựng cơ bản, xây dựng giao thông, nước sạch, trồng rừng, cải cách hành chính. Riêng về công tác xây dựng cơ bản, các đại biểu tập trung đến công tác giải phóng mặt bằng, tiến độ, nguồn vốn… và cũng cần phải rút kinh nghiệm để không còn chậm như hiện nay. Nhiều vấn đề lâu nay cử tri, đại biểu chất vấn ở các kỳ họp trước như nước sạch, giao thông các ngành vẫn chưa khắc phục. Việc ứng vốn giữa các công trình còn nhiều bất cập nên gây ảnh hưởng cho các đơn vị thi công, dẫn đến các công trình chậm so với yêu cầu… Lĩnh vực nông nghiệp cần chú trọng đến phòng chống dịch bệnh, vốn bố trí cho nông thôn còn chậm và kém hiệu quả… Số HTX hoạt động không hiệu quả còn quá lớn, cần củng cố và giải quyết tốt hơn… Liên quan đến các tờ trình, đề án, đồng chí Đào Tấn Lộc yêu cầu trên cơ sở ý kiến của các đại biểu thảo luận tại tổ và hội trường, cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Ngày mai (16/7), kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 17 (khóa V) sẽ tiếp tục làm việc tại hội trường để chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, biểu quyết thông qua các nghị quyết và tiến hành phiên bế mạc.
VĂN TÀI
Đại biểu Trịnh Thị Nga - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên: CƠ QUAN CHỨC NĂNG CHƯA LÀM HẾT TRÁCH NHIỆM VỚI DÂN Phải nói UBND tỉnh và các ngành chức năng đã nỗ lực lớn trong việc trả lời đầy đủ những ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh trước kỳ họp. Tuy nhiên, điều mà tôi và nhiều đại biểu HĐND khác rất bức xúc là cách trả lời không đi thẳng vào vấn đề, kết quả giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri trên thực tế là không hiệu quả. Một ý kiến, kiến nghị của cử tri nhưng cơ quan này đùn cho cơ quan kia, cơ quan kia chỉ cơ quan nọ trong khi sự việc tồn tại cứ tồn tại, người dân kiến nghị mãi. Tôi ví dụ, dự án xây dựng hệ thống thủy lợi vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch có từ năm 2005 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Trong khi người dân ở vùng hạ lưu sông Bàn Thạch thì mong còn UBND tỉnh lại “bỏ quên”. Tại văn bản trả lời kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 15, HĐND khóa V, UBND tỉnh cho biết dự án chưa thể triển khai vì: Ngày 10/9/2008 UBND tỉnh có thông báo yêu cầu UBND huyện Đông Hòa trả lời quan điểm của huyện về vấn đề trên (khi có nhiều ý kiến khác của ngành chức năng) trước ngày 15/9/2008 nhưng UBND huyện Đông Hòa chưa có ý kiến nên UBND tỉnh chưa đủ cơ sở xem xét. Thế nhưng, cũng tại cuộc họp này, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa đã đưa ra tờ trình số 128/TTr UBND huyện ngày 16/9/2008 (nghĩa là sau thời hạn cho phép của UBND tỉnh 1 ngày) trình bày rõ quan điểm xin được tiếp tục đầu tư dự án nói trên. Tôi thật sự không chấp nhận được cách trả lời thiếu trách nhiệm của UBND tỉnh trước nhân dân. Đại biểu Nguyễn Huy Vị - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Yên: ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CẦN BỔ SUNG VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Với tư cách là người làm công tác giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực tôi rất đồng tình và phấn khởi khi UBND tỉnh cho xây dựng 2 đề án nói trên trình HĐND tỉnh kỳ họp lần này. Bởi đây là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế thế giới. Thế nhưng đọc kỹ lại đề án, thì tôi lấy làm “chạnh lòng”. Trường Đại học Phú Yên là trường đại học địa phương. Sứ mệnh của nó là đào tạo nhân lực phục vụ cho địa phương, thế nhưng trong đề án không hề được gọi tên chứ chưa nói đến vai trò trách nhiệm trong vấn đề này. Trường Đại học Phú Yên hiện tại có 10 khoa đào tạo ở các lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ, sư phạm, kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp… Tôi nghĩ trước khi thông qua tờ trình và đề án này, nhất thiết cần phải điều chỉnh bổ sung, mà Trường Đại học Phú Yên phải có một hạng mục trong hai đề án trên. Một vấn đề nữa tôi rất đồng tình đó là đề nghị của Sở LĐTB – XH nên sáp nhập các Trung tâm dạy nghề (thuộc Sở LĐTB - XH) với Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Hướng nghiệp kỹ thuật tổng hợp (Sở GD – ĐT) trở thành một mô hình giáo dục cộng đồng có sự liên kết với các trường cao đẳng nghề và liên thông lên đại học. Đại biểu HĐND Đinh Thanh Tịnh (Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông): PHÚ YÊN ĐANG ĐỨNG THỨ 58/63 TỈNH THÀNH VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chỉ số công nghệ thông tin của Phú Yên xếp thứ 58/63 tỉnh, thành phố. Nguyên nhân là vì chúng ta chưa thật sự đầu tư cho công nghệ thông tin. Năm 2009, cổng thông tin điện tử của tỉnh đứng 48/57 tỉnh, họat động chưa hiệu quả, chưa triển khai làm dịch vụ công trên mạng. Theo quyết định 246 của Chính phủ về chiến lược phát triển công nghệ thông tin, đến năm 2010 phải có 1% ngân sách để đầu tư CNTT. Thế mà tỉnh vẫn không có nguồn. Tôi đề nghị trong thời gian sớm nhất, cổng thông tin điện tử của tỉnh nên đưa 12 dịch vụ công trong đó, cấp phép đầu tư, giấy phép kinh doanh… Sở Kế hoạch và Đầu tư cần làm sớm để doanh nghiệp và dân đến máy công cộng, máy tính gia đình nhận hồ sơ, giải quyết chứ không cầm đến cơ quan nữa. Có làm như vậy thì tính minh bạch, dân chủ, nhanh nhẹn, khỏi giấy tờ mới phát huy tác dụng… Chính vì thế, HĐND xem xét, kiến nghị tỉnh mỗi năm chúng ta chi 1% ngân sách là cần thiết để đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin. Đại biểu Nguyễn Thị Diệu Thiền (Phó giám đốc Thư viện tỉnh): CÁC CÔNG TRÌNH DỰ ÁN CẤP BÁCH THẾ NHƯNG LÀM KHÔNG CẤP BÁCH Có nhiều ý kiến cử tri rất nhiều lần, qua nhiều kỳ họp đưa ra HĐND để có hướng xử lý. Đặc biệt là vấn đề giao thông nông thôn. Ví dụ đoạn đường phía dưới cầu Cây Sung, xã Xuân Sơn Bắc (Đồng Xuân). Đoạn này trũng thấp, chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng đủ gây khó khăn cho việc đi lại của bà con, nhất là các em học sinh. Đã đề nghị rất nhiều lần, thế mà Sở Giao thông vận tải vẫn phớt lờ ý kiến này. Vấn đề thứ hai là các công trình dự án cấp bách thế nhưng không làm cấp bách. Ví dụ như tháng 11/2009, tại xóm Trường, thôn Triêm Đức, thôn Phú Sơn, xã Xuân Quang 2 (huyện Đồng Xuân) xảy ra lũ, thiệt hại nặng, khu tái định cư được đưa vô công trình cấp bách là làm kè, thế mà đến nay lại sắp đến mùa mưa thế mà dự án cấp bách bờ kè Phú Sơn vẫn chưa khởi công, không hiểu năm nay mùa mưa đến thì thiệt hại như thế nào nữa?!. Hay như bờ kè chống xói lở của xã Xuân Sơn GIA MINH - THẢO MINH (ghi)