2.3.3. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường
* Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về giá, cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, Nghị quyết nêu rõ:
+ Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
+ Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc bình ổn giá bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô và sử dụng nguồn lực kinh tế của Nhà nước, giảm tối đa các biện pháp hành chính trong quản lý giá.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho ký kết, thực hiện hợp đồng; không hình sự hóa các tranh chấp dân sự trong hoạt động kinh tế.
- Hoàn thiện thể chế giám sát, điều tiết thị trường của Nhà nước và xúc tiến thương mại, đầu tư, giải quyết tranh chấp phù hợp với kinh tế thị trường và các cam kết quốc tế. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao lòng tin của xã hội đối với pháp luật và các cơ quan tư pháp.
Nông dân Phú Yên phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. – Ảnh: T.HÒA
* Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các loại thị trường
* Hoàn thiện thể chế thị trường hàng hóa, dịch vụ
Nghị quyết yêu cầu “Đa dạng hoá các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ”. Theo tinh thần trên, trong những năm tới cần:
- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho các thị trường hàng hóa, dịch vụ, xây dựng các khu trung tâm thương mại lớn.
- Thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư phù hợp với các cam kết quốc tế.
- Phát triển các phương thức giao dịch thị trường hiện đại, nhất là với hàng hóa nông sản và vật tư nông nghiệp để ổn định giá, giảm bớt rủi ro cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá đối với một số ít hàng hoá, dịch vụ độc quyền, bảo đảm tuân thủ yêu cầu của cơ chế thị trường và các cam kết quốc tế.
- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhất là những hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Xử lý nghiêm những vi phạm.
+ Hoàn thiện thể chế thị trường tài chính
Nghị quyết nêu rõ, trong những năm tới, việc hoàn thiện thể chế thị trường tài chính được thực hiện theo các giải pháp sau:
- Phát huy tốt hơn vai trò điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước như một ngân hàng trung ương hiện đại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.
- Từng bước mở cửa thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng phù hợp với cam kết quốc tế.
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại, thực hiện tốt việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước, thu hút được các đối tác chiến lược, song Nhà nước giữ cổ phần chi phối, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh và vai trò chủ đạo của các ngân hàng này.
- Đổi mới hoạt động thẩm tra, giám sát; phát triển các công cụ dự báo, phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách cho hoạt động và phát triển lành mạnh của thị trường chứng khoán, làm cho thị trường chứng khóan ngày càng đóng vai trò quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển. Theo định hướng này cần:
+ Đưa các giao dịch chứng khoán phi tập trung vào phạm vi quản lý, kiểm soát của Nhà nước.
+ Tăng tính minh bạch của thị trường. Chống các giao dịch phi pháp, các hành vi rửa tiền, nhiễu loạn thị trường.
+ Năng cao năng lực dự báo, có biện pháp phòng ngừa tình trạng rút vốn hàng loạt, ảnh hưởng xấu đến kinh tế vĩ mô.
+ Mở rộng từng bước quyền mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
- Về thị trường bảo hiểm, Nghị quyết nêu rõ: “Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm bảo hiểm”. Theo hướng này cần:
+ Tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế trong nước, khuyến khích hợp tác và liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
+ Thực hiện lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm theo cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Quan tâm hơn nữa đến các dịch vụ bảo hiểm đối với con người và hàng nông sản.
+ Nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm.
+ Hoàn thiện thể chế thị trường bất động sản
- Nghị quyết xác định: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để các quyền về đất đai và bất động sản được vận động theo cơ chế thị trường, trở thành một nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh”.
+ Hoàn thiện thể chế thị trường lao động
Về thể chế thị trường lao động, Nghị quyết xác định các giải pháp sau:
- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về tiền lương, tiền công. Tiền lương phải được
coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh việc làm.
- Thực hiện tốt, phấn đấu rút ngắn lộ trình điều chỉnh tiền lương và trợ cấp xã hội giai đoạn 2008-2012 đi đối với kiểm soát lạm phát để bảo đảm thu nhập thực tế ngày càng tăng cho người hưởng lương.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động. Khuyến khích khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia dạy nghề thông qua các ưu đãi về đất đai, thuế, đào tạo giáo viên, đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, v.v…
- Hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về hệ thống giao dịch thị trường lao động, đổi mới và hiện đại hoá hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm; phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm tư nhân đi đôi với tăng cường quản lý, kiểm soát của Nhà nước, ngăn chặn các hành vi lừa đảo và các hiện tượng tiêu cực khác.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động có trình độ cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thu hút và sử dụng lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.
- Áp dụng phổ biến chế độ hợp đồng lao động, kể cả trong các đơn vị sự nghiệp công lập và khu vực kinh tế nhà nước. Đưa thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trở thành quy định bắt buộc; tăng cường sự tham gia của đại diện người lao động và người sử dụng lao động vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển thị trường lao động.
- Tăng cường sự quản lý và giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động trên thị trường lao động. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các tòa lao động, xử lý tốt các trường hợp tranh chấp, bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động.
+ Hoàn thiện thể chế thị trường công nghệ
- Xây dựng đồng bộ luật pháp, cơ chế, chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ và nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, nhập khẩu và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.
- Phát triển các dịch vụ thiết kế, đo lường, đánh giá, thẩm định, giám định chất lượng, thông tin, môi giới, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ theo hướng xã hội hóa.
- Đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ phù hợp với cơ chế thị trường. Hoàn thiện tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý thị trường công nghệ.
+ Về thể chế thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản (y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao)
Nghị quyết nêu rõ, trong lĩnh vực dịch vụ công, cần “tuân thủ nguyên tắc bù đắp đủ chi phí để tái tạo và mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao”. Trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, đặc biệt là cho những vùng nghèo, người nghèo, bảo đảm những dịch vụ cơ bản cho nhân dân.
- Đồng thời, Nhà nước đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt tích cực của cơ chế thị trường để khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các nghuồn lực khác phát triển mạnh các dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của nhân dân qua các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng...
- Nhà nước xác định rõ các tiêu chuẩn, tiêu chí mà các đơn vị dịch vụ phải tuân theo;, các dịch vụ cơ bản Nhà nước phải đảm bảo cho nhân dân để bảo đảm quyền của nhân dân được học tập, chăm sóc sức khỏe phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.
- Thực hiện cơ chế Nhà nước đặt mua từ các nhà cung cấp dịch vụ theo chất lượng và chi phí chuẩn, tạo cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý của Nhà nước, giám sát của tổ chức xã hội để hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm.
- Từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo.
Căn cứ vào những định hướng này, Nhà nước cụ thể hoá và vận dụng thích hợp vào từng lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá và thể thao.
2.3.4. Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường
Thực hiện và cụ thể hóa quan điểm của Đại hội X, Nghị quyết Trung ương 6 nêu 4 nhóm giải pháp sau:
+ Khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo
+ Xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa dạng và linh hoạt.
+ Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường.
2.3.5. Hoàn thiện thể chế phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước, tăng cường sự tham gia của nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội
+ Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế
Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế, Nghị quyết xác định nhiệm vụ sau:
Một là, Đảng tăng cường chỉ đạo nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xác định rõ và đầy đủ mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là những nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.
Hai là, coi trọng đổi mới tư duy, công tác tuyên truyền, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
Ba là, bổ sung, phát triển Cương lĩnh, đường lối, các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng; lãnh đạo quá trình tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, đổi mới công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ trong lĩnh vực xây dựng và thực thi thể chế kinh tế.
Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ đảng các cấp phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước
Nghị quyết nêu rõ, cần “Đổi mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay”. Cụ thể là:
- Nhà nước vận dụng và phát huy mặt tích cực, hạn chế ngăn ngừa mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; tiếp tục tạo ra những tiền đề, điều kiện để nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước theo các hướng sau:
. Coi trọng và làm tốt công tác xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô, bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát.
. Phát triển lành mạnh các thị trường tài chính, tiền tệ chứng khoán, bảo hiểm.
. Ngăn ngừa và xử lý kịp thời những biến động xấu đối với ổn định kinh tế vĩ mô.
. Phát triển lĩnh vực xã hội, gắn thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp.
. Giữ vững an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị – xã hội cho sự phát triển đất nước.
- Chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội; tinh giản bộ máy nhà nước, tập trung nguồn lực vào một số lĩnh vực quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, xã hội.
+ Nâng cao vai trò của các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết nêu rõ, cần:
- Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của người dân trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để các tổ chức dân cử, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân tham gia có hiệu quả vào quá trình hoạch định, thực thi và giám sát thực hiện luật pháp, các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
PGS.TS VŨ VĂN PHÚC
Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phú Yên