Ngày 1/4/2008, UBND tỉnh Phú Yên ban hành quyết định thành lập Sở Thông tin và Truyền thông, chuyển chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực báo chí – xuất bản từ Sở Văn hóa – Thông tin về Sở Thông tin và Truyền thông.
Phát thanh viên của Đài truyền thanh TP Tuy Hòa đưa tin tức lên sóng – Ảnh: N.HÀ |
Báo chí – xuất bản, một lĩnh vực vốn được coi là nhạy cảm của xã hội, nhất là trong tình hình đổi mới của đất nước hiện nay. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về báo chí - xuất bản, in phát hành; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin điện tử; phát thanh và truyền hình; cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông v.v...
Quản lý báo chí – xuất bản trong tình hình hiện nay đang đặt ra yêu cầu bức thiết đối với người làm công tác này, một mặt phải nâng cao bản lĩnh chính trị, đồng thời phải tiếp cận công nghệ thông tin. Bởi hiện không chỉ có báo chí xuất bản theo cách truyền thống mà hệ thống báo điện tử, các website, các trang blog đang ngày càng chiếm lĩnh các mạng thông tin.
Chính vì tính chất đặc trưng của báo chí – xuất bản mà nảy sinh những vấn đề phức tạp trong công tác quản lý ở lĩnh vực này, khi luật pháp chưa điều chỉnh kịp những đổi thay và phát triển của cuộc sống.
Ở Phú Yên, 4 cơ quan báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động là: Báo Phú Yên, Đài tiếng nói nhân dân Phú Yên, Tạp chí Văn nghệ Phú Yên (cơ quan chủ quản là Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên), Tạp chí Trí thức Phú Yên (cơ quan chủ quản là Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Phú Yên). Hai cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Phú Yên là Thông tấn xã Việt
Hiện tại Phú Yên có 15 bản tin được cấp phép dài hạn (2 năm) của các ban ngành, đoàn thể: bản tin Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Yên, bản tin Trung tâm Khuyến Nông – Lâm Phú Yên (Sở Nông nghiệp – PTNT); bản tin của Tỉnh đoàn Phú Yên (2 bản tin), bản tin của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên (2 bản tin); bản tin Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh... Các bản tin này trong những năm qua đã thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, chấp hành tốt Luật Xuất bản, nộp lưu chiểu đúng, đủ theo yêu cầu quản lý nhà nước. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông còn cấp phép xuất bản không kinh doanh cho các đơn vị tập thể, cơ quan ban ngành các loại xuất bản phẩm về lịch sử truyền thống ngành, kỷ yếu hội thảo, các loại ấn phẩm tuyên truyền pháp luật, một số ít sáng tác văn học nghệ thuật của các tác giả địa phương.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc quản lý báo chí – xuất bản vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cơ quan ban ngành liên quan. Trước hết là sớm ban hành quy định về cung cấp, đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí ở địa bàn Phú Yên; làm thế nào để các cuộc họp giao ban báo chí thật sự chất lượng; những cuộc họp báo cung cấp cho giới báo chí thông tin nhanh nhạy, chính xác, chất lượng (vì trên thực tế, một số nhà báo, cơ quan báo chí có lúc không được cung cấp thông tin, điều này trái với Luật Báo chí). Có lẽ do không được cung cấp thông tin không đầy đủ, cũng có khi do nghiệp vụ báo chí non kém, nên phóng viên đưa tin sai lệch, phản ánh không đúng bản chất sự việc khiến dư luận không đồng tình...
Một khó khăn hiện nay là cán bộ quản lý báo chí – xuất bản còn thiếu, công tác quản lý báo điện tử, các website chưa chặt chẽ; một số chương trình, trang báo chưa đổi mới, hấp dẫn. Một số phóng viên thường trú khi hoạt động ở địa phương thường ít gắn kết với các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn. Một số ít phóng viên khi đến có đăng ký song khi chuyển địa bàn hoạt động không thông báo hoặc hết thời hạn hợp đồng với các báo Trung ương cũng không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương biết...
Muốn quản lý tốt hoạt động báo chí – xuất bản trên địa bàn tỉnh, cần mau chóng hoàn thiện tổ chức bộ máy, con người, các văn bản quy định; cần quan tâm nhiều hơn nữa đến các cơ quan báo chí. Phú Yên không có nhiều cơ quan báo chí Trung ương, không có văn phòng đại diện và lực lượng phóng viên thường trú cũng không nhiều. Song không phải vì thế mà tính chất phức tạp của hoạt động này không có. Chúng ta cần sớm ban hành các văn bản quản lý trên lĩnh vực báo chí – xuất bản để hoạt động này đạt hiệu quả, để báo chí thực sự là diễn đàn của nhân dân, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền.
HỮU BÌNH