“Không thể phủ định chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo. Tôi cho rằng, tất cả những ai chưa hiểu về Việt Nam, qua dịp đến dự Đại lễ này sẽ hiểu rõ hơn về sự tự do, bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam”- Thượng toạ Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí nhân kết thúc Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008 tại Việt Nam chiều qua (16/5).
Cử hành lễ tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008 |
* Thưa Thượng tọa, với những vấn đề được đưa ra tại các cuộc hội thảo trong Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008, Thượng tọa quan tâm nhất là về vấn đề gì?
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tổ chức Phật đản Quốc tế IOC và Chính phủ Việt Nam thống nhất có 7 đề tài để hội thảo trong đại lễ, tôi quan tâm nhất đến đề tài Phật giáo với sự hội nhập và phát triển. Bây giờ chúng ta mới đưa ra đề tài này, nhưng theo tôi đây không phải là vấn đề mới đối với Phật giáo, bởi Phật giáo luôn luôn hội nhập, nhất là Phật giáo Việt Nam đã hội nhập ngay từ khi du nhập vào Việt Nam. Các vị tổ sư đã kết hợp giáo lý của Đức Phật với truyền thống của người Việt để tạo nên Phật giáo của Việt
Ngày nay trước sự hội nhập của đất nước với toàn cầu và gia nhập WTO, Phật giáo càng phải thể hiện sự hội nhập với cộng đồng của mình để Phật tử sống đúng với chính pháp của Đức Phật mà không xa rời với chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Phật giáo cần có những đổi mới về giáo dục và Hoằng pháp để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đặc biệt là Hoằng pháp, cần được chú trọng giáo dục cho lớp trẻ để họ hiểu được giá trị đạo đức và đức tính từ bi, hỷ xả của Đạo Phật để sống cuộc sống lành mạnh, để Phật giáo hoà quyện cùng dân tộc.
* Một vấn đề rất mới cũng được nhiều đại biểu quan tâm tại đại hội là Phật giáo với kỹ thuật số. Đây cũng là xu thế hội nhập của Phật giáo với sự phát triển của thế giới. Vậy Phật giáo Việt Nam quan tâm tới vấn đề này như thế nào, thưa Thượng toạ?
- Sống trong xã hội ngày nay, các đệ tử của Phật, cả giới xuất gia lẫn tại gia, đều phải vận hành cùng với sự phát triển của thế giới. Họ cũng phải sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số, cũng phải xử lý các thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh… bằng máy tính. Ngoài ra, họ cũng dùng các phương tiện kỹ thuật số khác như: điện thoại di động, camera, đầu đọc dữ liệu… Những phương tiện này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo nên công đức. Qua hệ thống internet, có thể nhanh chóng truyền bá những giáo lý đẹp đẽ của Đức Phật đến với nhiều người. Hoặc qua hệ thống thông tin như điện thoại, internet, chúng ta cũng nhanh chóng đem được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm đến đối tượng cần giúp đỡ… Chính vì vậy, Phật giáo cũng luôn phải dõi theo sự phát triển đó để phổ cập khi làm việc đạo với các tầng lớp nhân dân. Tôi chắc chắn rằng, sau hội thảo này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ xây dựng định hướng cho tương lai của mình trong nhiệm kỳ 6 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong đó quan tâm đến vấn đề Phật giáo với kỹ thuật số.
* Thượng tọa có cho rằng, Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008 tại Việt Nam là một trong những minh chứng rõ ràng nhất khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tự do tôn giáo?
- Là một tôn giáo có mặt sớm nhất ở Việt
Trong thời kỳ đổi mới, Giáo hội Phật giáo Việt
Đại lễ Vesak là sự mở rộng giao lưu của Phật giáo Việt
* Xin Thượng tọa cho biết đánh giá khái quát của mình về kết quả Đại lễ?
-Theo tôi, Đại lễ Vesak và đất nước Việt
(VOV-TTXVN)