Ngày 12/12, tại Hà Nội, Hội đồng Quốc gia Giáo dục tổ chức phiên họp toàn thể. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục dự và chủ trì phiên họp. Dự họp còn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân và các thành viên trong hội đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì buổi họp Hội đồng quốc gia Giáo dục. Ảnh: Website Chính phủ |
Tại phiên họp, đại diện Bộ Giáo dục và Ðào tạo đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn một (2001-2005) và thực hiện giai đoạn hai (2006-2010) của Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 cũng như báo cáo đề cương chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2008-2020.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Giáo dục và Ðào tạo xác định lại các mục tiêu cụ thể từ giáo dục mầm non tới đại học để tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt và vượt kế hoạch đã đề ra, bảo đảm phát triển bền vững.
Về mục tiêu cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo phải tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, nhất là giáo dục đại học và hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó tập trung xây dựng bốn trường đại học đẳng cấp quốc tế; đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước của ngành.
Thủ tướng yêu cầu, trong ba năm tới phải có bước nhảy vọt về đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội, phấn đấu đến năm 2010 lao động được qua đào tạo đạt hơn 50%.
Riêng về mức đóng học phí, Thủ tướng cho biết: Các trường dân lập hoàn toàn tự chủ về tài chính, các trường công lập thì Chính phủ sẽ có quy định cụ thể đối với từng vùng, miền phù hợp điều kiện kinh tế của người dân. Về chính sách học phí đối với đào tạo cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, Thủ tướng cho rằng, những gia đình có thu nhập trung bình trở lên cần phải có sự đóng góp thích hợp trong giáo dục đào tạo, Nhà nước chỉ hỗ trợ, ưu đãi cho đối tượng nghèo, cận nghèo.
Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách, là động lực để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, vì vậy, ngân sách luôn ưu tiên hàng đầu cho giáo dục đào tạo. Vì vậy, Nhà nước sẽ tiếp tục dành ưu tiên cho giáo dục (hơn 20% ngân sách) và có cơ chế phù hợp, huy động nguồn lực tham gia vào lĩnh vực giáo dục như tạo điều kiện về đất đai và vốn để mở trường dân lập ở tất cả các cấp học, v.v. Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để đầu tư xây dựng 4 trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Có rất nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước cần hàng vạn lao động Việt
Theo VNN