phủ tổ chức tối 28/8, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã thông báo nội dung dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ. Một trong những thay đổi quan trọng liên quan đến việc phân cấp thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý đối với các đơn vị thuộc bộ.
Bộ sẽ chuyển dần chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn tại cuộc họp báo - Ảnh: VNN
Dự thảo Nghị định mới thay thế cho Nghị định 86 được thông qua từ năm 2002, đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XI.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quyết định bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức đối với cấp trưởng, cấp phó các đơn vị trực thuộc bộ bao gồm tổng cục trưởng trở xuống. Trước đây, người quyết định là Thủ tướng.
"Nay Thủ tướng ủy nhiệm cho bộ trưởng, nhưng không phải cho cá nhân bộ trưởng mà giao cho ban cán sự Đảng của bộ thực hiện quy chế quy định đề bạt và những nguyên tắc của Đảng về thẩm định cán bộ. Như vậy, quy trình công tác cán bộ không có gì thay đổ", ông Tuấn lưu ý.
Một thay đổi đáng kể nữa là bộ trưởng cũng phân cấp cho người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh còn lại gồm cấp trưởng, phó các đơn vị tổ chức thuộc tổng cục, cục, các đơn vị sự nghiệp.
Theo ông Trần Văn Tuấn, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các bộ sẽ quản lý về Nhà nước các dịch vụ công thuộc những ngành trong phạm vi quản lý Nhà nước.
16 tổng cục và đơn vị tương đương: - Bộ Tài chính có TC Thuế, TC Hải quan, UB Chứng khoán NN, Kho bạc NN. - Bộ KHĐT có TC Thống kê. - Bộ KHCN có TC Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. - Bộ LĐ - TB - XH có TC Dạy nghề. - Bộ Ngoại giao có UB về người VN ở nước ngoài, UB biên giới QG. - Bộ VH - TT - DL có TC Du lịch, TC TDTT. - Bộ Y tế có TC Dân số. - Bộ Nội vụ có 3 ban: Ban Thi đua khen thưởng trung ương, Ban Tôn giáo CP, Ban Cơ yếu CP. - Bộ TNMT có TC Biển và đảo. Một số Tổng cục hiện đang được các bộ nghiên cứu và sẽ trình Thủ tướng quyết định thành lập.
Dự thảo nghị định mới "không quy định chức năng đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp mà sẽ chuyển giao dần, tiến tới bỏ cho các đơn vị khác".
Liên quan đến việc quản lý các hội và tổ chức phi chính phủ, ông Tuấn cho hay: Bộ Nội vụ quản lý, cấp phép, ra quyết định thành lập hội và duyệt điều lệ.
Tất cả các bộ mới đều có các tổ chức "cứng" là 6 vụ: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Quan hệ quốc tế, Thanh tra và Văn phòng. Tùy từng nhiệm vụ, điều kiện cụ thể mà mỗi bộ có những vụ chuyên sâu khác.
Về việc thành lập các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ, Nghị định nêu rõ, chỉ thành lập các đơn vị này khi có chức năng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên sâu của bộ hoặc thực hiện dịch vụ công. Bộ trưởng sẽ cũng bàn với Bộ Nội vụ để thống nhất phương án.
Đối với các vụ ở các tổng cục, nguyên tắc là sẽ chỉ thành lập vụ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của tổng cục.
Bộ trưởng Nội vụ cũng cho biết, một số chức năng phân công chưa rõ, có sự trùng dẫm giữa các bộ thì nay đã phân định rõ ràng. Ví dụ: về công nghiệp chế biến, ngành nghề nông thôn, Chính phủ giao cho Bộ NN và PTNT quản lý ngành nghề, làng nghề gắn với kinh tế hộ, kinh tế gia đình, trang trại; quản lý chế biến nông, lâm, ngư nghiệp nông thông. Bộ Công thương có chức năng xây dựng, ban hành thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp ở nông thôn.
Theo VNN