Trong năm 2015, Hoa Kỳ cam kết dành 5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Thông tin trên được thiếu tá Lý Thắng - Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) cho biết trong cuộc gặp gỡ báo chí diễn ra chiều 6/3 tại Hà Nội.
Theo đó, phía Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng các trung tâm ứng phó thảm họa, các trường học, bệnh xá… ở khu vực duyên hải miền Trung. “Đây là những công trình có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng làm nơi trú ẩn khi có thảm họa xảy ra và làm nơi tập kết trang thiết bị phục vụ công tác cứu trợ thảm họa,” Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) bày tỏ. Thiếu tá cho biết thêm, phía Hoa Kỳ có kế hoạch bàn giao một trung tâm cứu trợ thảm họa mới được xây dựng cho tỉnh Quảng Ngãi vào cuối tháng 3.
Bên cạnh đó, chương trình “Thiên thần Thái Bình Dương” sẽ được triển khai trong thời gian từ ngày 23-28/3 tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các đơn vị chức năng và quân nhân Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ cùng phối khám, chữa bệnh và tư vấn, hỗ trợ người dân địa phương những biện pháp nhằm nâng cao sức khỏe.
Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) cho biết, khi kết thúc chương trình Thiên thần Thái Bình Dương, toàn bộ những trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ việc triển khai thực hiện dự án sẽ dành tặng lại cho địa phương.
Những sự kiện trên nằm trong chuỗi hoạt động hợp tác về lĩnh vực an ninh-quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, hướng tới kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ (1995-2015).
“Hợp tác an ninh biển” là chủ đề chung của các hoạt động sẽ được Hoa Kỳ và Việt Nam cùng thực hiện trong tháng này để nêu bật mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng. Đánh giá về mối quan hệ này, Trưởng Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam) nhấn mạnh: “Trong suốt 20 qua, hai nước đã thúc đẩy và thắt chặt quan hệ hợp tác về an ninh-quốc phòng. Chúng tôi đã xác định các lĩnh vực hoạt động chính nhằm thúc đẩy mối quan hệ này, bao gồm: Trao đổi, đối thoại giữa các đoàn cấp cao hai bên; Hợp tác an ninh biển; Hợp tác trong các hoạt động tìm kiếm cứu nạn; Hợp tác cùng thực hiện các hoạt động gìn giữ hoàn bình của Liên hợp quốc; Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa”.
Theo Vietnam+
t-a�R:u�P�0`�pan style='font-size:10.0pt; font-family:"Arial","sans-serif"'>Theo nhận định của giới chuyên gia, các cơ sở của Trung Quốc ở Trường Sa rõ ràng dùng cho mục đích quân sự, trong khi một số hành động gần đây của nước này trong việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ được thực hiện bằng lực lượng hải cảnh và kiểm ngư. Ông James Hardy, biên tập viên phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS Janes’s Defence Weekly, tạp chí chuyên về quân sự, nhận xét từ chỗ chỉ có một số cơ sở nhỏ bằng bê tông, giờ đây Trung Quốc đã có các đảo đầy đủ với sân bay trực thăng, đường băng, cảng và các phương tiện để hỗ trợ lực lượng lớn binh lính. Theo ông, các cơ sở hạ tầng như vậy cho phép Trung Quốc thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” một cách mạnh mẽ hơn. Hành động của Trung Quốc thời gian qua là một chiến dịch được lên kế hoạch chi tiết để tạo ra một chuỗi pháo đài có khả năng kiểm soát đường không, đường biển dọc trung tâm của quần đảo Trường Sa.
Ông Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu về biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, lại cho rằng các cơ sở này có khả năng được sử dụng để thực thi tuyên bố chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc và gia tăng áp lực đối với các tàu chiến và tàu bảo vệ bờ biển của các nước tranh chấp khác. Theo ông Ian Storey, điều này cho thấy mặc dù gần đây Bắc Kinh nói đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng ở biển Đông, nhưng chính sách của nước này về cái gọi là “đường lưỡi bò” cơ bản vẫn không thay đổi.
Tuy nhiên, theo kết luận của WSJ, hành động của Trung Quốc sẽ không làm tăng tính hợp pháp về yêu sách chủ quyền tại biển Đông theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đó là: Chỉ có đất được hình thành một cách tự nhiên mới cho phép một quốc gia tuyên bố quyền hàng hải trong vùng nước lân cận!
Không chỉ ở Mỹ, báo giới châu Âu (trang Sóng Đức của Đức, báo Zue-rích mới, báo Liên bang của Thụy Sĩ….) cũng đăng một loạt bài viết tố cáo hành động ồ ạt xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo, bãi đá lấn chiếm và tranh chấp trên biển Đông của Trung Quốc nhằm đánh đồng việc “sở hữu thực tế” đối với các đảo mà họ đang tạo ra. Các báo này cũng kết luận rằng luật pháp quốc tế chỉ công nhận những vùng đất tự nhiên chứ không phải các đảo nhân tạo.
Theo Vietnam+