Giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3889-QĐ/TU, ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy)
Điều 1. Phạm vi phối hợp
Ban Nội chính Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy (gọi tắt là hai cơ quan) phối hợp thực hiện công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và thực hiện nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan.
Điều 2. Nguyên tắc phối hợp
1- Phối hợp công tác trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách, quy định của Đảng; thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
2- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hai cơ quan phải tích cực, chủ động phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3- Thực hiện đúng chế độ bảo mật thông tin, tài liệu theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Điều 3. Nội dung phối hợp
1- Thông báo, cung cấp, trao đổi thông tin giữa hai cơ quan về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Phát hiện tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nội chính và phòng, chống tham nhũng để xem xét, xử lý kỷ luật về đảng và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về đảng, chính quyền, đoàn thể theo phân cấp quản lý cán bộ hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
2- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên theo phân cấp khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thông báo, kết luận, quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
3- Nghiên cứu, tham mưu Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy những nội dung liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
4- Tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các cơ quan nội chính tỉnh, huyện; việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng ở các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy.
5- Thực hiện nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.
6- Tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên thuộc thẩm quyền; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xử lý kỷ luật về chính quyền đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7- Cung cấp, trao đổi thông tin về cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý có liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Phối hợp tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quyết định bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong các cơ quan nội chính tỉnh.
8- Nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
9- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ theo dõi địa bàn, lĩnh vực của hai cơ quan hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Trách nhiệm phối hợp
1- Ban Nội chính Tỉnh ủy
1.1- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham mưu, thực hiện những nội dung nêu tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 3 của quy chế này theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
1.2- Khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát nếu phát hiện tổ chức đảng, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý có dấu hiệu vi phạm, có đơn tố cáo, đơn khiếu nại kỷ luật đảng thì thông báo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy để phối hợp xem xét, xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền.
1.3- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng có liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng hoặc do cấp có thẩm quyền giao. Theo dõi, đôn đốc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thông báo, kết luận, quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý trong các cơ quan nội chính tỉnh.
1.4- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hướng dẫn, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng; kiến nghị, yêu cầu tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý vi phạm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên liên quan đến công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
1.5- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm, cuối nhiệm kỳ hoặc đột xuất thông báo bằng văn bản đến Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy về tình hình và kết quả xử lý các vụ, việc thuộc lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng liên quan đến tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý.
1.6- Thông báo bằng văn bản để Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phối hợp nghiên cứu, đề xuất những định hướng, chủ trương về cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.
1.7- Mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự các cuộc họp lãnh đạo ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, học tập, hội thảo có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
1.8- Khi gửi Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy văn bản, tài liệu có liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng thì đồng gửi Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
1.9- Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nội chính Tỉnh ủy. Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì có liên quan đến lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy hoặc khi được cấp có thẩm quyền giao.
2- Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
2.1- Phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu, thực hiện nội dung nêu tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 3 của quy chế này theo đề nghị của Ban Nội chính Tỉnh ủy.
2.2- Khi thực hiện nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy giao và khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng thì cung cấp, trao đổi thông tin, có văn bản đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp thực hiện.
2.3- Chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy trong việc kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm và giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng có liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng hoặc do cấp có thẩm quyền giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện thông báo, kết luận, quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý trong các cơ quan nội chính tỉnh.
2.4- Thông báo bằng văn bản để Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp nghiên cứu, tham mưu với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nội chính Tỉnh ủy.
2.5- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hàng năm, cuối nhiệm kỳ hoặc đột xuất, thông báo bằng văn bản đến Ban Nội chính Tỉnh ủy về tình hình, kết quả kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng.
Trao đổi, cung cấp những thông tin có liên quan đến cán bộ trong các cơ quan nội chính tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh cho Ban Nội chính Tỉnh ủy. Khi gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy thông báo, kết luận kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng, quyết định thi hành kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nội chính tỉnh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý thì đồng gửi Ban Nội chính Tỉnh ủy.
2.6- Chủ trì, phối hợp với Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quyết định xử lý cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý, cán bộ, công chức các cơ quan nội chính vi phạm trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng ở các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị xã, thành phố và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
2.7- Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin, kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật đảng, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm liên quan đến lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng thì Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thông báo hoặc chuyển tài liệu liên quan đến Ban Nội chính Tỉnh ủy để phối hợp xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền.
2.8- Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các đề nghị của Ban Nội chính Tỉnh ủy liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. Tham gia các cuộc kiểm tra, giám sát do Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng khi được cấp có thẩm quyền giao.
2.9- Mời đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy dự các cuộc họp thường kỳ hoặc đột xuất, các hội nghị sơ kết, tổng kết, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, học tập, hội thảo về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng có nội dung liên quan đến công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng.
3- Ngoài những nội dung thuộc trách nhiệm phối hợp nêu trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có nội dung cần phối hợp thì lãnh đạo hai cơ quan trao đổi, thống nhất gửi tài liệu, thông tin hoặc cử cán bộ phối hợp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.
Điều 5. Phương pháp phối hợp
1- Cử cán bộ phối hợp
Khi có yêu cầu cử cán bộ phối hợp, cơ quan có yêu cầu chủ động trao đổi và gửi văn bản đề nghị cơ quan được yêu cầu cử cán bộ tham gia.
2- Trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, tham gia ý kiến
2.1- Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, hai cơ quan trao đổi, cung cấp cho nhau những thông tin, tài liệu đã được thẩm tra, xác minh, kết luận về những vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng và công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng. Tùy nội dung công việc, hai cơ quan có hình thức trao đổi thông tin phù hợp (trực tiếp, bằng văn bản, điện thoại, fax…).
2.2- Khi cần lấy ý kiến tham gia, cơ quan có yêu cầu chủ động gửi văn bản cho cơ quan được đề nghị (kèm theo tài liệu liên quan) theo thời gian thích hợp.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản, cơ quan được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu; nếu trong thời gian đó mà không có ý kiến trả lời thì coi như nhất trí và cùng chịu trách nhiệm về vấn đề đã được trao đổi. Trường hợp phức tạp, cần phải có thêm thời gian, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu biết.
3- Tổ chức các cuộc họp
3.1- Đối với những vấn đề quan trọng cần thảo luận thì cơ quan nêu vấn đề chủ trì tổ chức họp đại diện lãnh đạo hai cơ quan trước khi quyết định theo thẩm quyền của mỗi cơ quan hoặc trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
3.2- Nếu hai cơ quan còn có ý kiến khác nhau thì từng cơ quan báo cáo đầy đủ bằng văn bản về những ý kiến đó để Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1- Ban Nội chính Tỉnh ủy phân công một đồng chí Phó trưởng Ban, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy phân công một đồng chí Phó chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện quy chế này.
2- Lãnh đạo hai cơ quan có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên hai cơ quan và giao đơn vị chủ trì, tham mưu việc tổ chức thực hiện quy chế này.
Điều 7. Giải quyết vấn đề phát sinh do cấp trên giao
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao, nếu có vấn đề phát sinh thì cơ quan được giao nhiệm vụ thông báo kịp thời để cơ quan kia thực hiện hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết.
Điều 8. Đánh giá kết quả thực hiện quy chế
1- Hàng năm hoặc khi cần thiết, hai cơ quan tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm, bàn kế hoạch, biện pháp thực hiện quy chế phối hợp trong thời gian tiếp theo.
2- Ban Nội chính Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chuẩn bị nội dung, chương trình các cuộc họp giữa hai cơ quan; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy kết quả thực hiện quy chế.