“Tên sách là "Chiến thắng bằng mọi giá" nhưng không có nghĩa là cố gắng giành thắng lợi bằng bất cứ giá nào; mà phải chiến thắng bằng sự khéo léo, chiến thắng với sự hy sinh, tổn hại ít nhất. Đó cũng chính là nghệ thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; bởi trước hết và trên hết, ông là "một vị Tổng tư lệnh biết đau với từng vết thương của mỗi người lính, biết tiếc giọt máu của mỗi chiến binh" (trích lời của Thượng tướng Trần Văn Trà)”.
Ngày 12/2/1971, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói chuyện thân mật với các Anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra miền Bắc dự Lễ kỷ niệm lần thứ 10 Ngày thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam - Ảnh: TTXVN |
Thượng tướng-Viện sĩ-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu đã viết như vậy về cuốn sách tái hiện chân dung, cuộc đời cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp của sử gia người Mỹ Cecil B.Currey. Dịch giả Nguyễn Văn Sự, người chuyển ngữ của cuốn sách cũng bày tỏ: “Ai cũng hiểu rằng, Đại tướng là người quý trọng sinh mệnh, từng giọt máu của quân và dân nên sẽ không bao giờ dùng ‘mọi giá’ để chiến thắng. Việc giữ tiêu đề ấy là việc tôn trọng tác giả và nguyên bản tác phẩm”.
“Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông vạch ra chiến thuật, chiến lược đã giúp đất nước ông chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất”, tác giả Cecil B.Currey viết trong lời mở đầu. Thế nhưng, “những hoàn cảnh, yếu tố nào đã giúp ông bộc lộ, phát triển tài năng hiếm có ấy?” Giáo sư sử học Cecil B.Currey đã bắt đầu cuộc hành trình dựng lại những chặng đường lịch sử mà Đại tướng đã trải qua trong cuộc đời mình bắt đầu từ niềm trăn trở ấy.
Tập sách mở ra đầu với hình ảnh: “Người lính già ngồi ở hàng ghế sau, trên chiếc ôtô cũ kỹ sản xuất từ thời Liên Xô (cũ), đưa mắt nhìn ra ngoài qua ô cửa kính khi người lái xe đi chậm lại vì những ổ gà trên con đường lầy lội. Mặt ông bình thản, không lộ chút cảm giác khó chịu nào vì đường xấu, tâm trí ông dường như đắm chìm vào ký ức. Vị cựu Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đang trở lại Pác Bó”.
Từ hoài niệm về một chuyến thăm lại chiến trường xưa của Đại tướng, Cecil B.Currey gợi ra những miền ký ức không thể phai mờ của người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt
Sau những lần tiếp xúc trực tiếp với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cecil B.Currey đã ghi lại trong tập sách của mình những hồi ức về tuổi thơ của Đại tướng: “Bà cụ thân sinh ra tôi nhớ như in những chuyện kháng chiến chống xâm lăng. Mỗi buổi tối, dưới ánh đèn dầu, bà thường kể cho tôi nghe những vụ án rất tàn bạo mà quân Pháp xử các nghĩa quân Cần Vương, trong đó có ông ngoại, ông nội tôi. Tuổi thơ tôi đã tắm mình trong những tình cảm yêu nước sâu sắc”.
Qua những chặng đường lịch sử mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi qua, Cecil B.Currey đi vào lý giải: “Làm thế nào mà một thầy giáo sử học với dáng người thấp bé ở trường trung học, một cựu nhà báo lại trở nên một vị tướng có nhiều chiến công hiển hách, có thể sánh ngang với những tướng lĩnh giỏi nhất trong lịch sử nhân loại?” Trả lời cho câu hỏi đó, Cecil B.Currey viết: “Ông đã học hỏi kinh nghiệm ngay từ những vị anh hùng dân tộc của đất nước ông. Trường học thật sự của ông là chiến tranh du kích”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 - Ảnh: TTXVN
Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, đây là “một trong những cuốn sách đầy đủ, chi tiết nhất viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp của người nước ngoài”. Tác giả Cecil B.Currey đã “khiến thế giới hiểu về lịch sử-truyền thống Việt nam, hiểu về đất nước-con người Việt Nam, hiểu về vị tướng lĩnh tài ba của Việt Nam”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu bày tỏ.
“Tác giả đã phân tích, mổ xẻ theo nhiều quan điểm, nhiều đánh giá khác nhau, từ những người trong cuộc đến những người ngoài cuộc, từ những người thân, người ‘cùng tuyến’ đến những người đối đầu, ‘khác tuyến’ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đánh giá.
Từ những cơ sở đó, Cecil B.Currey đi đến đánh giá chung về người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt
Cecil B.Currey (sinh năm 1923) là giáo sư sử học quân sự. Ông từng giảng dạy 34 năm tại Đại học Cuốn Võ Nguyên Giáp-Chiến thắng bằng mọi giá ra đời sau chuyến thăm Việt Đôi dòng hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Đối với bản thân tôi cũng như bất kể người lính nào đã từng trải qua hai cuộc chiến tranh của dân tộc thì những gì mà Đại tướng đã làm có lẽ sẽ không bao giờ kể hết được. Còn nhớ trong chiến dịch Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, khi đơn vị của tôi và các đơn vị bạn hành quân đến đèo Ăng-Bun (trên đường Trường Sơn) thì nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đài: ‘Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!’ Sau khi nghe xong mệnh lệnh đó của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các chiến sĩ đều quên hết mệt mỏi, như được tiếp thêm ý chí để hăng hái tiến về tiền tuyến. Thời điểm cuộc hành quân diễn ra là vào mùa hanh khô, khói bụi mịt mù, đất đỏ phủ lên người như “tuyết”, có đoạn bụi lầy gần một mét… Thế nhưng, khí thế sục sôi của những người lính vẫn hừng hực, đoàn quân trùng trùng tiến ra tiền tuyến. Một chút kỷ niệm nhỏ đó để thấy rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là vị Tổng tư lệnh của quân đội nhân dân Việt Nam, mà hơn thế, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những nhà lãnh đạo tài ba khác của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông chính là nguồn động viên tinh thần cho toàn quân, toàn dân ta vượt qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất”. (Thượng tướng-Viện sĩ-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu) |
Theo Vietnam+