Theo báo Sankei, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 16/10 đã thông báo về việc 7 tàu chiến Trung Quốc, trong đó có tàu khu trục tên lửa, đã đi qua vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản giữa đảo Nishi Omotejima và đảo Yonaguni của tỉnh Okinawa từ sáng đến chiều cùng ngày.
Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Điếu Ngư/Senkaku hồi đầu tháng 9. - Nguồn: Kyodo |
Đây là lần đầu tiên tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển này. Bảy tàu chiến này đã đi từ vùng biển Hoa
Các tàu chiến này được cho là đoàn tàu chiến đã đi qua vùng biển giữa đảo Miyako và đảo chính
Vụ trưởng Vụ châu Á-châu Đại Dương Bộ ngoại giao Nhật Bản Sugiyama ngày 16/10 đã điện đàm với Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc Hàn Chí Cường và “yêu cầu ứng xử phù hợp hướng tới đại cục quan hệ Nhật-Trung".
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã bình luận rằng “đây là cuộc huấn luyện thông thường, chính đáng và hợp pháp".
Trước đây, tàu chiến Trung Quốc thường lấy vùng biển giữa đảo Miyako và đảo chính Okinawa là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương, và đây là lần đầu tiên đoàn tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển hẹp hơn giữa đảo Nishi Omotejima và đảo Yonaguni. Đoàn tàu chiến cũng tiếp cận vùng biển tiếp giáp quần đảo Senkaku và có thể nói đây là hành động thị uy đáp lại việc Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo này. Ngoài ra, có thể thấy ý đồ của Trung Quốc khi đi bằng tuyến đường gần quần đảo Senkaku là nhằm buộc Mỹ phải đối phó với việc “tác chiến hai mặt chính".
Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn cho rằng mục đích của Trung Quốc là nhằm “kiềm chế tàu sân bay Mỹ”. Hạm đội 7 Mỹ ngày 2/10 thông báo sẽ triển khai 2 tàu sân bay George Washington và John C Stennis tại Tây Thái Bình Dương. Để đối kháng, Trung Quốc đã cử 7 tàu chiến này ra Thái Bình Dương.
Đoàn tàu chiến này ngày 16/10 đã đi từ vùng biển ngoài khơi
Như vậy, với việc Hải quân Trung Quốc thể hiện khả năng tác chiến trên vùng biển rộng lớn này, quân Mỹ đã không tránh khỏi bị phân tán lực lượng chiến đấu.
Hải quân Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện viễn dương từ năm 2008, nhưng không dừng lại mà sẽ tiếp tục “bình thường hóa” hành động kiềm chế hải quân Mỹ. Lần này phía Trung Quốc đã giải thích rằng họ đi như vậy để tránh bão chứ không có ý đồ đến gần quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, việc đổ bộ lên quần đảo Senkaku với danh nghĩa tránh bão, hợp pháp hóa hành động đổ bộ lên quần đảo “từ quan điểm nhân đạo” cũng là một kịch bản chiếm đảo của Trung Quốc.
Báo Sankei cho rằng trước hành động thị uy không từ bỏ ý đồ sử dụng vũ lực của Trung Quốc, Nhật Bản cần phải tăng cường cảnh giác và chuẩn bị sẵn sàng trước mối đe dọa đó. Chính phủ Nhật Bản cần gấp rút tăng cường phòng vệ quần đảo phía Tây
Theo Vietnam+