Đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở đã giúp công tác Mặt trận trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt nhiều thành tích nổi bật. Qua đó ngày càng nâng cao vai trò trong việc tập hợp, đoàn kết nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh…
Chú trọng công tác giám sát, phản biện xã hội, hòa giải
Những năm gần đây, nhất là từ khi thực hiện các quyết định 217, 218 “Về giám sát - phản biện xã hội”; “Mặt trận, các tổ chức chính trị xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền”, Mặt trận tỉnh cùng với các tổ chức thành viên đã chủ động tích cực phối hợp với chính quyền giám sát nhiều lĩnh vực liên quan thiết thựctrong đời sống xã hội như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, công tác khám chữa bệnh, thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học... Các đoàn giám sát về tận cơ sở, kiểm tra thực địa để có những đánh giá, nhận xét xác đáng. Từ đó có nhiều giải pháp được Ban Thường trực Mặt trận tỉnh đề nghị lên các cấp ủy đảng, chính quyền xem xét, giải quyết.
Một điểm nổi bật khác của Mặt trận là công tác tiếp dân xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng các quy định, thông tư hướng dẫn. Bình quân mỗi năm, Mặt trận tỉnh nhận và xử lý 73 đơn khiếu nại, tố cáocủa công dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 666 tổ hòa giải với 4.740 hòa giải viên. Các tổ hòa giải này trong năm tiếp nhận trên 2.030 vụ việc và hòa giải thành trên 1.600 vụ, đạt trên 78%. Song song đó, các cấp Mặt trận ở cơ sở luôn phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, công an xây dựng nhiều chương trình hành động để đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Cuộc vận động “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, diễn đàn “Công an xã lắng nghe ý kiến của nhân dân”… đang ngày càng góp phần tích cực trong công tác phòng chống tội phạm ở cơ sở. Các địa phương thực hiện tốt công tác này là huyện Phú Hòa, Tây Hòa, TXSông Cầu.
Riêng năm 2017, TX Sông Cầu tổ chức hơn 150 cuộc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho trên 13.000 người tham dự. Còn huyện Phú Hòa thực hiện đối thoại giữa lãnh đạo địa phương với nhân dân qua các kỳ tiếp xúc cử tri đạt hiệu quả. Tại các buổi này, có hàng chục ý kiến của người dân đã được đề đạt lên các cấp lãnh đạo. Nhờ vậy đã góp phần giải tỏa bớt những bức xúc, hiểu nhầm trong dân, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tránh được các khiếu kiện vượt cấp, kéo dài. Bà Nguyễn Thị Hai, người dân xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), cho biết: “Những năm gần đây, Mặt trận và chính quyền đã phối hợp tổ chức nhiều buổi đối thoại với dân. Qua đó, chúng tôi có điều kiện góp ý kiến, đề đạt các nguyện vọng lên các cấp lãnh đạo để giải quyết, yên tâm thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để xây dựng nông thôn ngày càng tốt hơn”.
Vận động tuyên truyền gắn với đào tạo
Năm 2017, công tác Mặt trận có nhiều đổi mớitrong tuyên truyền, vận động, nhất là đã tránh được tình trạng tuyên truyền suông. Trong quá trình thực hiện, hoạt động tuyên truyền luôn được gắn với các vấn đề thiết thực trong cuộc sống như bảo vệ môi trường, giải tỏa đền bù, thực hiện các tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú nên có tác dụng thúc đẩy phát triển nhiều mặt trong đời sống cộng đồng dân cư. Tại các cuộc họp dân, ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc…, các ban công tác Mặt trận thường phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các phần thi hấp dẫn, nhiều trò chơi dân gian, tạo khí thế sôi nổi, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng. Thông qua đó, người dân có điều kiện giao lưu, học hỏi nhau để phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. Thể hiện rõ nét nhất là trong các buổi tuyên truyền vềan ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống ma túy học đường…, các tiểu phẩmđược dàn dựng công phu. Những tiểu phẩm này phản ánh được vấn đề bức xúc, nổi cộm trong các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống ở khu dân cư. Nhờđó, các cấp Mặt trận có kế hoạch động viên, giáo dục cán bộ, nhân dân từng bước khắc phục các hạn chế, yếu kém cũng như những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Để thực hiện tốt công tác Mặt trận trong tình hình mới, từ năm 2015 đến nay, việc củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ luônđược Ban Thường trực MTTQcác cấpchú trọng. Sau đại hội đảng bộ cơ sở, các banthường trực Mặt trận đã chuẩn y thay thế một số chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực Mặt trận tại các xã và củng cố, bổ sung các ban Mặt trậncấphuyện. Songsong đó, Ban Thường trực Mặt trận tỉnh đã mở trên 30 lớp tập huấn bồi dưỡng công tác Mặt trận và gửi cán bộ tham gia tập huấn các lớp do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức. Nhờ vậy, ở huyện miền núi Đồng Xuân, 100% cán bộ Mặt trận bảo đảm đạt chuẩn về trình độ chính trị cũng như chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. “Thời gian qua, cán bộ Mặt trận huyện được củng cố về tổ chức và nâng cao trình độ về nhiều mặt. Đến nay về chuyên môn và lý luận chính trị, các đồng chí đều đạt từ trung cấp trở lên. Nhờ vậy, lực lượng này ngày càng phát huy hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thể hiện rõ nhất là có người xây dựng và triển khai được các đề tài khoa học, các sáng kiến, mô hình hay góp phần phát triển kinh tế địa phương”, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đồng Xuân chia sẻ.
Để đổi mới công tác Mặt trận, Ban thường trực Mặt trận tỉnh ngoài việc ban hành các văn bản hướng dẫn để thực hiện, còn mở nhiều lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Các nội dung tập huấn luôn bám sát vào hướng dẫn của cấp trên và thực tế công tác của địa phương. Công tác cán bộ luôn được chú trọng, lựa chọn lực lượng trẻ, năng động, nhiệt huyết với công việc. Nhờ vậy đã phát huy tính sáng tạo, đáp ứng tốt các nhiệm vụ trong tình hình hiện nay, nhất là góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Quốc Hoàn |
HÀ ANH