“Nhà nước tính thuế thì sẽ đánh vào doanh nghiệp hay người sản xuất gây hại cho môi trường? Đó chỉ là đối tượng trung gian, người phải gánh tất cả mức phí chồng phí đó là người dân”.
Tiến sĩ Nguyễn Trường Thành, Viện Bảo vệ thực vật - Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, đã phân tích như trên trong hội thảo góp ý cho dự thảo Luật Thuế bảo vệ môi trường ngày 7 và 8/7 tại Đà Nẵng. Theo dự thảo, sẽ có năm nhóm đối tượng phải chịu khung thuế là xăng dầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng. Trong đó, xăng dầu có mức thuế từ 1.000 đến 4.000 đồng/lít, dầu diesel 1.500 đến 2.000 đồng/lít… Theo đánh giá của tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Viện Kinh tế Tài chính, nếu áp dụng mức thuế tối thiểu sẽ không gây xáo trộn cho sản xuất và tiêu dùng. Nhưng nếu áp dụng mức thuế tối đa thì sẽ tương đương 25% mức giá bán hiện hành, tác động trực tiếp rất mạnh tới giá cả và lạm phát. Tương tự, việc thu thuế bảo vệ môi trường đối với than sẽ làm tăng 1%-5% giá bán. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh nói: “Việc này cần thận trọng bởi phân tích tác động của giá than thì thấy hệ lụy của nó sẽ là tăng giá điện, kéo theo nữa là thị trường giá cả và lạm phát”.
Thuốc lá sẽ không nằm trong diện phải nộp thuế môi trường. Điều này khiến nhiều đại biểu thắc mắc. Trước đó, bên lề dự thảo, bà Phan Thị Hải, Phó Chánh văn phòng Chương trình Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, cho rằng hầu hết các nước trên thế giới đều coi thuế là một trong những giải pháp tối ưu. Trong khi đó, Việt
Tuy nhiên, tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, cho rằng thuốc lá đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy không nên đánh vào thuế môi trường nữa. Quan điểm của Hội Tư vấn thuế Việt
MAI PHƯƠNG - (PL TPHCM)