Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã được Quốc hội biểu quyết thông qua (ngày 20/6/2023). Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có một số quy định mới, cụ thể:
7. Về các hành vi bị cấm
Luật bổ sung một số hành vi bị cấm, trong đó bao gồm hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp; tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: cấm thực hiện hành vi không thông báo trước, công khai cho người tiêu dùng việc tài trợ cho người có ảnh hưởng dưới mọi hình thức để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị của người này nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; cấm thực hiện hành vi ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...
8. Về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng
Luật bổ sung quy định về trách nhiệm bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng; quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng; làm rõ thời hạn tính lại bảo hành trong trường hợp đổi mới sản phẩm, hàng hóa; bổ sung quy định về trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng.
Đối với quy định về thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật: Luật phân loại 2 nhóm sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, gồm nhóm A và nhóm B. Nhóm A là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng; nhóm B là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng.
Nguồn: Ban Bảo vệ người tiêu dùng
(Ủy ban Cạnh tranh quốc gia)
(còn nữa)