Sáng qua (5/5), Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày
Theo đó, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung đã sửa đổi, bổ sung 25 điều và bổ sung 6 điều mới. Xung quanh việc sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước (điều 14 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính). Về mặt hình thức, điều này vẫn giữ cách quy định như pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính là chia các lĩnh vực quản lý nhà nước thành 5 nhóm lĩnh vực để quy định mức phạt tiền tối đa. Mức phạt tiền tối đa trong xử lý vi phạm hành chính là 500 triệu đồng nhưng trong đó một số nhóm lĩnh vực đã quy định nâng mức phạt tiền tối đa cho phù hợp với thực tế (ví dụ như bảo vệ môi trường; chứng khoán; xây dựng; đất đai; ngân hàng; sở hữu trí tuệ; quản lý rừng...); đồng thời bổ sung mức phạt tiền ở một số lĩnh vực trước đây pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính chưa quy định.
Bổ sung quy định về chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm giải quyết vướng mắc trong thực tế thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính thời gian qua đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thể thực hiện được biện pháp khắc phục hậu quả do mình gây ra, hoặc bỏ trốn mà việc khắc phục hậu quả là thật cần thiết để kịp thời bảo vệ môi trường, đảm bảo giao thông và trật tự, an toàn xã hội thì cơ quan quản lý có thẩm quyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Pháp lệnh đã nâng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại chương IV của Pháp lệnh (từ điều 28 đến Điều 40) như: nâng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cấp huyện, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh thuộc lực lượng công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm, thuế, thanh tra chuyên ngành... cho phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính hiện nay.
Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ thể của một số chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của một số luật đang có hiệu lực thi hành như: thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản; chấp hành viên thi hành án dân sự là tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ phá sản; cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước; Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; bổ sung quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất của giám đốc Công an cấp tỉnh, cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh và giữ thẩm quyền của bộ trưởng Bộ Công an trong việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất (điều 1 khoản 6 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung)...
Theo TTXVN