Thứ Sáu, 04/10/2024 10:29 SA
Các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự
Thứ Bảy, 16/11/2013 09:30 SA

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vừa đưa ra tuyên bố mới nhất về nguyên tắc và những hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự. Chuyên mục “Trợ giúp pháp lý” Báo Phú Yên xin giới thiệu những nguyên tắc cơ bản trong 14 nguyên tắc của tuyên bố này.

 

Nguyên tắc 1. Quyền được trợ giúp pháp lý

 

Thừa nhận rằng trợ giúp pháp lý một thành tố bản của một hệ thống tư pháp hình sự dựa trên nguyên tắc pháp quyền, là sở cho việc thụ hưởng các quyền khác, bao gồm quyền có phiên tòa xét xử công bằng và là một sự bảo đảm quan trọng để bảo đảm sự công bằng cơ bản và niềm tin của công chúng đối với tiến bộ của hệ thống tư pháp hình sự, Nhà nước cần bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý trong hệ thống pháp luật quốc gia ở mức độ cao nhất có thể.

 

Nguyên tắc 2. Trách nhiệm của Nhà nước

 

Nhà nước cần coi trợ giúp pháp lý như trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp luật cụ thể các hướng dẫn để bảo đảm có một hệ thống trợ giúp pháp lý phù hợp để có thể tiếp cận, hiệu quả và đáng tin cậy. Nhà nước cần bố trí nguồn lực con người và tài chính cần thiết cho hệ thống trợ giúp pháp lý.

 

Nhà nước không nên can tHợp các tổ chức bảo vệ cho người được trợ giúp pháp lý hoặc sự độc lập của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

 

Nhà nước cần tăng cường nhận thức của người dân về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật theo những phương thức phù hợp để ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hình sự trở thành nạn nhân.

 

Nhà nước cần nỗ lực để nâng cao nhận thức của cộng đồng về hệ thống tư pháp và chức năng của nó, các kiến nghị trước tòa và cơ chế giải quyết tranh chấp bằng biện pháp thay thế.

 

Nhà nước cần quan tâm đến việc thông qua những biện pháp phù hợp để thông báo cho cộng đồng về những hành vi vi phạm luật hình sự theo quy định của pháp luật. Việc cung cấp những thông tin như vậy cho những người đến các cơ quan tư pháp khác là một biện pháp phòng ngừa tội phạm cốt yếu.

 

Nguyên tắc 3. Trợ giúp pháp lý cho những người bị tình nghi hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự

 

Nhà nước cần bảo đảm tất cả những người bị bắt, bị giam giữ, bị tình nghi hoặc vi phạm luật hình sự bị tù có thời hạn hoặc bị kết án tử hình đều có quyền được trợ giúp pháp lý ở tất cả các giai đoạn của tư pháp hình sự.

   

Trợ giúp pháp lý cần được cung cấp mà không tính đến các điều kiện của một người nếu như lợi ích công lý đòi hỏi, chẳng hạn trong trường hợp khẩn cấp hoặc tính chất phức tạp của vụ việc hoặc tính nghiêm trọng của hình phạt có thể áp dụng.        

 

Trẻ em cần được tiếp cận trợ giúp pháp lý với những điều kiện tương tự hoặc tốt hơn những điều kiện dành cho người lớn.

 

Cảnh sát, công tố viên và thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm rằng những người xuất hiện trước họ không có đủ khả năng thuê luật sư /hoặc yếu thế thì được tiếp cận trợ giúp pháp lý.

 

Nguyên tắc 4. Trợgiúp pháp lýcho nạn nhân của tội phạm

 

Nhà nước cần trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội phạm khi thích hợp.

 

Nguyên tắc 5. Tợgiúp pháp lýcho nhân chứng

 

Nhà nước cần trợ giúp pháp lý cho người làm chứng khi thích hợp.  

 

Nguyên tắc 6. Không phân biệt đối xử

 

Nhà nước cần bảo đảm trợ giúp pháp lý cho tất cả mọi người, không phân biệt độ tuổi, chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội hoặc tài sản, tư cách công dân hoặc nguồn gốc, trình độ giáo dục hoặc các tình trạng khác.

 

Nguyên tắc 7. Trợ giúp pháp lý phù hợp và có hiệu quả

 

Nhà nước cần bảo đảm cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý có hiệu quả và phù hợp ở tất cả các giai đoạn của tiến trình tư pháp hình sự.

 

Trợ giúp pháp lý hiệu quả bao gồm tiếp cận công khai với người thực hiện trợ giúp pháp lý của người bị giam giữ, giao tiếp riêng tư, tiếp cận với hồ sơ vụ án và có đủ thời gian, điều kiện thích hợp chuẩn bị cho việc bảo vệ.

 

Nguyên tắc 8. Quyền được thông báo

 

Nhà nước cần bảo đảm rằng trước bất kỳ cuộc thẩm vấn nào và vào bất kỳ thời điểm nào bị tước quyền tự do, mọi người có quyền được thông báo về quyền được trợ giúp pháp lý của họ và những biện pháp bảo vệ mang tính thủ tục khác cũng như hậu quả có thể xảy ra của việc tình nguyện từ bỏ các quyền đó.

Nhà nước nên bảo đảm rằng công chúng cần được tiếp cận thông tin miễn phí về quyền của mình trong tiến trình tư pháp hình sự và về dịch vụ trợ giúp pháp lý.

 

LỆ VĂN (giới thiệu)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek