Ngày 3/7/ 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Cự đã ký ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTG ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về Quyết định 59, chuyên mục Trợ giúp pháp lý xin trân trọng giới thiệu một số nội dung chủ yếu của Quyết định số 59.
Quyết định này được áp dụng đối với các đối tượng là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật và được áp dụng cho 02 loại địa bàn sau đây:
- Các xã nghèo không thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh (bao gồm xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới và xã an toàn khu);
- Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
Theo quy định tại quyết định này thì các hoạt động để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý gồm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý); tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn; thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý….
Định mức tài chính hỗ trợ đối với các hoạt động để thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
- Định mức cho hoạt động tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý lưu động về các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn là 8.000.000 đồng/xã/năm; 3.000.000 đồng/thôn, bản/năm.
- Định mức cho hoạt động thành lập, củng cố và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn là 6.000.000 đồng/xã/năm (500.000 đồng/xã/lần sinh hoạt/tháng); 2.000.000 đồng/thôn, bản/năm.
- Định mức cho hoạt động biên soạn, in ấn, phát hành miễn phí tờ gấp pháp luật, cẩm nang pháp luật và các tài liệu pháp luật khác; thu và sao băng cát-xét, đĩa CD bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số là 2.000.000 đồng/thôn, bản/lần (2 lần/08 năm).
- Định mức cho hoạt động đặt Bảng thông tin, Hộp tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở UBND, trung tâm bưu điện, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, Đồn biên phòng đóng trên địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn là 3.000.000 đồng/xã/lần (2 lần/8 năm) và1.000.000 đồng/thôn, bản/lần (2 lần/8 năm).
- Định mức cho hoạt động cung cấp Báo Pháp luật Việt Nam cho UBND và Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý các xã nghèo được xác định theo giá phát hành của Báo Pháp luật Việt Nam.
- Định mức cho việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý để cập nhật kiến thức pháp luật mới và nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý là 5.000.000 đồng/xã/ năm.
- Định mức cho việc hỗ trợ học phí cho viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh có các xã nghèo tham gia khóa đào tạo nghề luật sư tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý được xác định theo quy định hiện hành về mức học phí của Học viện Tư pháp (số lượng hỗ trợlà 03 người/trung tâm/năm).
- Định mức hỗ trợhọc phí bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lýt ại các xã nghèo được xác định theo quy định hiện hành về mức học phí của từng khóa đào tạo tiếng dân tộc (số lượng hỗ trợlà 2 người/trung tâm/năm). Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2012.
LỆ VĂN (giới thiệu)