Thứ Tư, 27/11/2024 15:41 CH
Bạo lực học đường:
Ngăn chặn như thế nào?
Thứ Hai, 07/03/2011 10:00 SA

Thời gian gần đây, bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng. Đây không những là vấn đề nóng bỏng của các bậc phụ huynh, của xã hội, mà còn là vấn đề nhức nhối của những thầy, cô giáo trong việc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ. 

 

Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau: nhà trường (dạy chữ nhiều hơn dạy người…), gia đình (thiếu quan tâm, khoán trắng việc dạy con cho nhà trường…), xã hội (tác động từ bên ngoài như: phim ảnh,các trò chơi game bạo lực…). Thực tế đó đòi hỏi các trường cần phải tìm những giải pháp hữu hiệu để giáo dục học sinh. Tôi xin nêu một vài giải pháp nhỏ:

 

Trước hết, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho các em noi theo. Bởi vì, sự quan tâm, thương yêu, chia sẻ của các thầy cô giáo sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức và hành vi của các em đối với bạn bè xung quanh. Trong năm học, nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, lập danh sách những học sinh cá biệt để quản lý cho phù hợp.

 

Ưu tiên tích hợp nội dung phòng chống bạo lực học đường thông qua một số môn học, nhất là môn Giáo dục công dân lớp 10 (phần thứ hai: Công dân với đạo đức). Bởi vì ở phần này, hầu như bài nào cũng có điều kiện thuận lợi để lồng ghép. Mặc dù phải “gánh” thêm nhiều nội dung khác như: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông..., nhưng cần phải ưu tiên tích hợp nội dung phòng chống bạo lực học đường trong từng bài học sao cho hiệu quả, không nên ôm đồm, sẽ làm loãng tiết học và không khắc sâu chủ đề cho học sinh.

 

Cũng cần dành ít thời gian để lồng ghép nội dung phòng chống bạo lực học đường thông qua những buổi ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, giờ sinh hoạt thứ bảy, giờ phát thanh học đường. Bởi vì thông qua việc giáo dục tập thể, cộng đồng làm cho học sinh biết ứng xử và tự điều chỉnh mình trong mối quan hệ đa chiều sẽ có tác động sâu hơn, hiệu quả hơn. Những lúc nhắc nhở, giáo dục học sinh ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức hàng ngày, hàng tuần là liệu pháp giáo dục có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của học sinh.

 

Nhưng quan trọng hơn hết là phải có sự kết hợp giáo dục đồng bộ từ ban giám hiệu, tổ chức Đoàn, giáo viên chủ nhiệm đến ban cán sự lớp. Trong đó, quan trọng nhất là vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Một khi giáo viên chủ nhiệm bỏ lơ học sinh của mình thì nhà trường vẫn còn nhức nhối với tình trạng trên.

 

NGÔ MÃ THIÊN

(Trường THPT Lê Thành Phương)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek