Nỗi đau và nỗi khổ này không của riêng ai. Cuộc đấu tranh vì công lý này là của toàn thế giới, vì các thế hệ tương lai và vì hành tinh trái đất lành mạnh của chúng ta”.
Đó là lời kêu gọi của Hội nghị Quốc tế nạn nhân chất độc da cam/dioxin, họp tại Hà Nội vào những ngày cuối tháng 3-2006. Tại Hội nghị này (gồm trên 200 đại biểu), các nạn nhân chất độc da cam/dioxin, các nhà hoạt động xã hội và nhà khoa học đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Australia, New Zeanland, Canada, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Nga và Việt Nam đã có dịp thông tin về tình hình nhiễm chất độc da cam/dioxin, thông cảm với những người anh em không phân biệt màu da, chính kiến về những bệnh tật và cuộc sống vất vả mà họ đã và đang phải chịu đựng vì nhiễm phải chất độc nguy hiểm da cam/dioxin, trao đổi những kinh nghiệm và hợp tác đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của các nạn nhân.
Thường trực Hội NNCĐ da cam/dioxin tỉnh Phú Yên đi thăm, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam ở xã Xuân Sơn |
Để giành chiến thắng bằng bất cứ giá nào, quân đội Mỹ trong 10 năm (từ 1961-1971) đã rải xuống rừng núi, đồng ruộng, làng mạc Việt Nam khoảng 80 triệu lít hóa chất độc, (mà chúng gọi là thuốc diệt cỏ) trong đó hơn một nửa là chất da cam/dioxin, một chất cực độc. Người ta đã biết rằng: nếu bỏ 80 gram dioxin vào hệ thống cung cấp nước thì có thể tiêu diệt cả một thành phố với 8 triệu dân. Chỉ cần 1 gram chất độc dioxin cũng có thể cướp đi sinh mạng 100.000 người. Vậy mà trong vòng 10 năm Mỹ đã rải xuống Việt
Ước đoán số nạn nhân chất da cam/ dioxin ở Việt
Trong nhiều năm qua, Nhà nước và nhân dân ta đã làm nhiều việc để góp phần giảm bớt nỗi đau, mất mát của nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã được chăm sóc, chữa trị bệnh tật, hỗ trợ cuộc sống. Nhưng tất cả chỉ mới đáp ứng một phần rất nhỏ yêu cầu của các nạn nhân và con, cháu của họ, những người nghèo khổ, đau thương nhất, thậm chí không được sống như một con người bình thường.
Với thái độ thiện chí, chúng ta đã nhiều lần đề nghị phía Mỹ phải có trách nhiệm hợp tác giải quyết hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử mà họ đã gây ra cho nhân dân Việt
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, từ ngày thành lập đến nay, đã đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi các nạn nhân và vận động xã hội trong nước và nước ngoài giúp đỡ các nạn nhân. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Phú Yên hoạt động trong điều kiện khó khăn, chưa có nơi làm việc ổn định, kinh phí hạn hẹp, cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh, lập danh sách nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin trên địa bàn tỉnh, tổ chức hội thảo: Tình hình nhiễm và tác hại chất độc da cam/dioxin trên địa bàn. Thường trực Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành thành lập tổ chức hội ở cấp huyện, thành phố. Đến nay đã có 4 huyện hình thành được tổ chức Hội: Sơn Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Đồng Xuân. Riêng huyện Đông Hòa đã tổ chức Đại hội Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin lần thứ I (nhiệm kỳ 2006-2011). Nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” (10-8), Thường trực Hội đã chuyển 160 thư kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân, vận động được 120 triệu đồng vào quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin của tỉnh. Ngoài ra, nhân dịp lễ, Tết, Hội đã phối hợp với ngành Lao động – Thương binh – xã hội tỉnh, Tỉnh đoàn, Báo Phú Yên, Hội Chữ thập đỏ tỉnh thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ tiền để làm vốn sản xuất, tặng nhà tình nghĩa cho hằng trăm gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, với số tiền trên 1 tỷ đồng.
Bước vào năm 2007, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Phú Yên còn nhiều việc phải làm một cách khẩn trương vì quyền lợi và cuộc sống của nạn nhân. Trước hết là tiếp tục điều tra, lập danh sách số nạn nhân còn lại trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời phối hợp với ngành Lao động – Thương binh xã hội, Y tế tổ chức giám định, xác định bệnh tật do bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước để thực hiện chính sách theo qui định của Nhà nước. (Hiện nay ở tỉnh ta số người được hưởng chế độ trợ cấp nạn nhân chất độc da cam/dioxin là quá ít, chỉ có 322 người trong số 8.518 người).
Nỗi đau, nỗi khổ này của các nạn nhân bị chất độc da cam/dioxin cũng là nỗi đau của mọi người. Mọi hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Phú Yên đều cần mọi tấm lòng nhân ái, “thương người như thể thương thân”. Có như vậy, chúng ta mới phần nào xoa dịu nỗi đau cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, những người nghèo khổ, khó khăn nhất hiện nay.
BẰNG TÍN