Các đối tượng chính sách ngày càng được Nhà nước quan tâm - Ảnh: K.CHI |
Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh Xã hội Phú Yên, đến nay toàn tỉnh có gần 100 người đang hưởng trợ cấp bệnh binh, mất sức lao động(MSLĐ) được giải quyết hưởng đồng thời hai chế độ trợ cấp thương tật theo Nghị định 102/2002/NĐ-CP của Chính phủ về qui định trợ cấp đối với bệnh binh hoặc công nhân viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Điều này thể hiện sự công bằng của chính sách, góp phần cải thiện đời sống người có công. Tuy nhiên, hiện các trường hợp được coi như là không đủ điều kiện về thời gian hoặc hồ sơ xác lập sau ngày
Ông Đặng Văn Minh, Phó trưởng phòng Thương binh Liệt sĩ và người có công(Sở lao động Thương binh Xã hội Phú Yên) cho biết, theo qui định mới của Nghị định 54 về giải quyết chế độ trợ cấp cho bệnh binh hoặc công nhân nghỉ việc hưởng chế độ MSLĐ đồng thời là thương binh được chia làm hai trường hợp, đó là đối tượng được giám định tổng hợp và đối tượng được giám định tách riêng tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. Thế nhưng, trong thực tiễn, việc giám định tổng hợp tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật để hưởng chế độ bệnh binh hoặc MSLĐ chỉ xảy ra đối với một số bệnh binh hoặc công nhân viên chức nghỉ việc hưởng chế độ MSLĐ; đồng thời, là thương binh đã được xác lập hồ sơ thực hiện chế độ từ ngày 1/1/2005. Vì thế, một số đối tượng là thương binh đang nghỉ việc cũng chỉ hưởng một chế độ trợ cấp cảm thấy thiếu công bằng. Ôâng Minh giải thích: Theo qui định trước đây, công nhân viên chức (CNVC) có thời gian làm việc thực tế hơn 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an đồng thời là thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao dộng do thương tật từ 21% trở lên thì được giải quyết hưởng hai chế độ trợ cấp: MSLĐ và thương tật.
Trường hợp công nhân viên chức có thời gian công tác thực tế dưới 20 năm và là thương binh thì được hưởng đồng thời cả hai chế độ trợ cấp nếu tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật từ 61% trở lên(sau khi đã trừ tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật). Nếu sau khi trừ tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật chỉ còn dưới 61% thì được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp: MSLĐ hoặc thương tật. Bệnh binh có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó đủ 20 năm trở lên đồng thời là thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên thì được hưởng hai chế độ trợ cấp: bệnh binh và thương tật. Trường hợp bệnh binh có thời gian công tác trong quân đội, công an dưới 15 năm được hưởng đồng thời cả hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, thì được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp: bệnh binh hoặc thương tật. Còn hiện nay, việc ra đời Nghị định 54 hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã mở rộng điều kiện hưởng chế độ trợ cấp cho các đối tượng trên. Theo qui định mới, người giám định tách riêng đủ điều kiện công nhận là bệnh binh hoặc người nghỉ MSLĐ và là thương binh thì được giải quyết hưởng cả hai chế độ trợ cấp đối với từng đối tượng. Các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng mà không phụ thuộc vào thời điểm xác lập hồ sơ, thời gian công tác.
KIM CHI