Thứ Hai, 07/10/2024 13:23 CH
Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Phú Yên
Thứ Hai, 10/12/2012 08:07 SA

1. Chính sách đối với người học nghề:

- Chính sách đối với người học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng theo quy định: Lao động nông thôn (LĐNT) thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộnghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên.

dao-tao121210.jpg

Ảnh minh họa - Nguồn: internet

- LĐNT thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.

- LĐNT khác được hỗ trợ chi phí học nghề với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể từng nghề và thời gian học nghề thực tế do UBND tỉnh quy định).

- Chính sách học nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề: LĐNT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người tàn tật, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

- Chính sách tín dụng: LĐNT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề. LĐNT sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Mỗi LĐNT chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của đề án này nhưng tối đa không quá 3 lần.

2. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề:

- Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghềthường xuyên phải xuống thôn, buôn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệsố0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, buôn.

- Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cónhiều đồng bào dân tộc thiểu số được xem xét giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông;

- Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh vàcác trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề LĐNT) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000 đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000 đồng/buổi theo quy định Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định.

- Thực hiện các chính sách thu hút cán bộ, giáo viên về công tác tại các vùng sâu, vùng xa miền núi của tỉnh.

3. Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Ngân sách địa phương và Ngân sách Trung ương đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề các trường, trung tâm dạy nghề sau:

+ Trường trung cấp Nghề thanh niên dân tộc Phú Yên.

+ Trung tâm Dạy nghề huyện Sông Hinh, huyện miền núi, có dân tộc thiểu số và có tỉ lệ hộ nghèo cao, mới thành lập trung tâm dạy nghề năm 2009.

+ Trung tâm Dạy nghề Đồng Xuân, huyện miền núi có dân tộc thiểu số.

+ Trung tâm Dạy nghề các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa và TX Sông Cầu để nâng cấp thành trường trung cấp nghề khi có đủ điều kiện.

- Các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên công lập và tư thục, cơ sở dạy nghề tư nhân, trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ... có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong đề án này và được cung cấp chương trình, giáo trình, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.

HOÀNG LÊ (giới thiệu)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek