Theo ông Bùi Thanh Tuấn, Chủ nhiệm Ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh Phú Yên: Chất lượng hoạt động của đội ngũ CTV ngày càng được nâng cao là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chương trình DS-GĐ&TE trong thời gian đến. Tuy nhiên việc tăng mức thù lao cho CTV trước mắt sẽ khó thực hiện.
Trước năm 2005, ở TP Tuy Hòa mỗi CTV Dân số-Gia đình-Trẻ em (DS-GĐ&TE) chỉ nhận được phụ cấp 25.000 đồng/tháng, nay đã tăng lên được 40.000 đồng. Số tiền phụ cấp quá khiêm tốn nhưng công việc của họ lại nhiều, chiếm một khoản thời gian rất lớn trong ngày. Bên cạnh đó, tính chất công việc đòi hỏi CTV phải tích luỹ những kiến thức cơ bản, kỹ năng truyền thông tư vấn, đi lại nhiều. Làm nhiều song thù lao quá thấp, điều đó đã tác động không tốt đến tâm lý cũng như tinh thần trách nhiệm của CTV.
CTV DS-GĐ&TE thăm trẻ khuyết tật ở địa bàn - Ảnh: T.THỦY
Chị Ngô Thị Diệu Nguyệt, CTV ở phường 7 nói: “Phần lớn chúng tôi kiêm nhiệm nhiều việc khác như CTV dinh dưỡng, y tế khu phố, trưởng, phó chi hội phụ nữ hay trưởng, phó khu phố… Gánh vác nhiều việc cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của từng lĩnh vực”.
“Công tác DS-GĐ&TE là một mảng công việc đa ngành và đa lĩnh vực, mang tính chất xã hội rất cao. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ, những người hoạt động trong lĩnh vực này phải có đủ kiến thức, năng lực, tính sáng tạo, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm. Mặt khác, họ phải chịu khó và biết hy sinh về thời gian cho công việc. Nếu không có sự quan tâm về đời sống vật chất và tinh thần cho lực lượng CTV DS-GĐ&TE, xã hội không thể đặt câu hỏi vì sao họ hoạt động kém, tinh thần trách nhiệm không cao, làm việc theo kiểu cầm chừng. Cần xác định rằng, đây là một lực lượng xung kích, nòng cốt trong mọi phong trào, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội chứ không phải chỉ hoạt động ở lĩnh vực DS-GĐ&TE”. (Phó Chủ tịch UBND TP Tuy Hòa Mai Kim Lộc phát biểu tại hội thảo đánh giá đội ngũ CTV DS-GĐ&TE)
Để phần nào giải quyết những khó khăn, bức xúc của CTV DS-GĐ&TE, lãnh đạo TP vừa có chủ trương dành một số ưu tiên cho đội ngũ này, như được bố trí kết hợp một số công việc để tăng thêm thu nhập, ưu tiên cho vay vốn, xét trợ cấp khó khăn…
CTV ở miền núi thì mức bồi dưỡng cao hơn. Tuy vậy, 50.000đồng/tháng cũng chẳng giúp họ cải thiện đời sống. Ma Nhắc, CTV ở buôn Hai Klốc, xã EaBia (Sông Hinh) tâm sự: “Số tiền này không đủ chi phí xăng xe về họp định kỳ ở xã và đi vận động bà con, chứ đừng nói bồi dưỡng công sức? Chủ nhiệm Ủy ban DS-GĐ&TE huyện Đồng Xuân Huỳnh Thị Hưng cho biết: “Làm CTV DS-GĐ&TE chỉ phù hợp với những người gia đình có kinh tế ổn định. Họ tâm huyết với phong trào, muốn đóng góp công sức cho xã hội. Tuy nhiên, số ấy không nhiều. Cuộc sống của phần lớn CTV hiện nay là khó khăn, vì vậy số lượng CTV xin thôi việc hàng năm rất nhiều. Ở xã Xuân Sơn Bắc, CTV thường xuyên thay đổi, có năm thay trên 30% nên việc tập huấn chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ gặp nhiều khó khăn”.
Chỉ mới có một vài xã tự cải thiện mức bồi dưỡng CTV bằng kinh phí địa phương. Xã Hòa Thành (Đông Hoà) đã hỗ trợ thêm cho mỗi CTV 50.000đ/tháng nhằm khuyến khích động viên họ làm tốt nhiệm vụ. Ngoài hỗ trợ thường xuyên, UBND xã còn có chế độ bồi dưỡng trong quá trình hoạt động của CTV, khen thưởng vào cuối đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản. Xã Hòa Đồng (Tây Hòa) thêm 10.000 đồng/tháng vào phụ cấp cho CTV. Xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) động viên tinh thần CTV bằng cách mua bảo hiểm y tế cho họ.
Thù lao cho CTV DS-GĐ&TE bao giờ mới thỏa đáng? Câu hỏi đó đến giờ vẫn chưa giải được. Theo ông Bùi Thanh Tuấn, Chủ nhiệm Ủy ban DS-GĐ&TE tỉnh Phú Yên: Chất lượng hoạt động của đội ngũ CTV ngày càng được nâng cao là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chương trình DS-GĐ&TE trong thời gian đến. Tuy nhiên việc tăng mức thù lao cho CTV trước mắt sẽ khó thực hiện. Vì với mức thù lao cho CTV như hiện nay, mỗi năm Ủy ban DS-GĐ&TE Phú Yên chi 839,76 triệu đồng, các khoản lập báo cáo thống kê định kỳ, truyên truyền vận động chiến dịch, chi phí lên đến 1,037 tỉ đồng, chiếm 24,1% kinh phí chương trình mục tiêu DS- KHHGĐ của tỉnh. Ông Tuấn nói: Chúng tôi mong muốn Ủy ban DS-GĐ&TE Việt
VŨ HOÀNG