Vận động ngư dân tiếp tục phát huy hiệu quả mô hình nhóm, tổ tàu thuyền an toàn và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về biển đảo, giúp ngư dân biết luật pháp để vững tin bám biển là những cách làm thiết thực, hiệu quả của lực lượng bộ đội biên phòng Phú Yên.
Bộ đội biên phòng Đồn Biên phòng Đông Tác hướng dẫn, giải thích tọa độ, ranh giới các vùng biển cho ngư dân - Ảnh: P.OANH |
NẮM VỮNG LUẬT
“Sát cánh cùng bà con trên bước đường làm ăn và bảo vệ chủ quyền vùng biển, nhiều năm qua, bộ đội biên phòng đã chủ động nắm bắt thông tin và đã kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ ngư dân khi gặp các sự cố trên bước đường làm ăn. Tuy nhiên, trước tình hình tàu cá nước ngoài thường đánh bắt lấn sâu vào vùng biển Việt Nam, vi phạm chủ quyền vùng biển của ta và uy hiếp ngư dân như thời gian gần đây, hành trang rất cần cho bà con ngư dân chúng ta trong những chuyến đánh bắt xa bờ chính là việc nắm bắt được giới hạn, vị trí tọa độ, kinh độ của vùng biển các nước cũng như pháp luật về biển, để vững tin hơn trên đường làm ăn” - thượng tá Trần Anh Đức, chính trị viên Đồn Biên phòng Đông Tác mở đầu buổi nói chuyện với ngư dân ở cảng cá phường 6 .
Trong buổi nói chuyện, ngư dân chăm chú nghe thượng tá Trần Anh Đức phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến biển đảo, công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo; ranh giới các vùng biển và khu vực các vùng biển đang tranh chấp… Sau đó, bà con giãi bày tâm trạng, nỗi niềm, suy nghĩ của người đã có mặt ở biển xa, đã “mắt thấy” nhiều câu chuyện bức xúc diễn ra trên biển. Ngư dân Trần Văn Tứ, chủ tàu cá PY 92709 TS nói: “Thời gian gần đây, chúng tôi ra biển thường gặp các tàu cá nước ngoài lấn sâu vào vùng đánh bắt truyền thống của ngư dân Việt
BÁM BIỂN THEO TỔ TÀU THUYỀN AN TOÀN
Lão ngư Phan Thuẫn cho biết, từ khi Đồn Biên phòng Đông Tác phát động thành lập và vận động ngư dân tham gia vào những tổ tàu thuyền an toàn (TTAT), bà con đã ý thức hơn trong việc liên kết lại với nhau, đi đánh bắt theo nhóm, tổ. Ra khơi xa làm ăn, các tàu cá trong nhóm, tổ TTAT thường hoạt động cách nhau chừng 1-2 hải lý. Khi tàu thuyền gặp sự cố, qua máy bộ đàm, bà con trong các tổ đã kịp thời liên lạc, thông báo và gọi nhau đến ứng cứu rất hiệu quả. Nhờ phương thức này mà nhiều năm nay, các tàu cá làm ăn trên biển khi gặp sự cố đều được ứng cứu và lai dắt về bờ an toàn. Từ năm 2003 về trước, các tàu cá đi làm ăn đơn độc và năm nào cũng xảy ra từ một đến hai vụ bị mất liên lạc, mất tích giữa biển. Còn thời gian gần đây, chuyện mất tích gần như không xảy ra. Ngư dân đi biển ngày càng tự tin, nhờ vậy làm ăn cũng hiệu quả hơn. Còn lão ngư Lê Chí Long ở Đông Tác (phường Phú Đông) tâm đắc khi nói về hiệu quả làm ăn với mô hình liên kết theo nhóm, tổ TTAT: “Ngày trước, tui đi biển lẻ loi nên nhát lắm. Giờ, các tàu cá làng này thường liên kết đi biển theo tổ, hễ có sự cố là sẵn sàng hỗ trợ cho nhau”. Ông kể, trong chuyến đánh bắt hồi tháng 8/2009, tổ TTAT của Lương Công Đông, Lương Công Đồng đã bị một số tàu nước ngoài rượt đuổi, giành ngư trường, tranh cướp cá và ngư cụ. Sau khi điện đàm về báo cáo với Đồn Biên phòng Đông Tác, xác định khu vực mình đang đánh bắt thuộc ngư trường Việt Nam, bảy anh em trong nhóm đã kiên quyết thả câu ở đó chứ không rời vùng đánh bắt. Tiếp đó, mọi người liên kết lại, bám đuổi theo chiếc tàu bọn cướp, đòi lại được một phần ngư cụ đã bị lấy. Số ngư cụ này trị giá hơn 50 triệu đồng.
“Trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn, gian nguy giữa biển khơi trên những con tàu đánh bắt xa bờ, bà con ngư dân không chỉ đưa về những khoang thuyền no cá mà còn mang theo sứ mệnh của một công dân Việt
PHƯƠNG OANH