Nguồn tài nguyên nước đang ngày càng cạn kiệt. Ở nước ta nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, tuy đã đầu tư nhiều công trình nước sạch, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Nhân Ngày Nước thế giới, Báo Phú Yên phỏng vấn đồng chí Nguyễn Như Thức, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường xung quanh vấn đề này.
Bà con đồng bào dân tộc thiểu số xã Ea Lâm (Sông Hinh) sử dụng nước sạch từ Chương trình 135 - Ảnh: P.NAM |
* Tại sao Ngày Nước thế giới năm nay lấy chủ đề “Nước cho phát triển đô thị”, thưa đồng chí?
- Mỗi năm, Ngày Nước thế giới sẽ chọn ra một chủ đề khác nhau để phản ánh những khía cạnh khác nhau. Năm 2011 có chủ đề “Nước cho phát triển đô thị”, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, chính quyền các cấp và từng bộ phận dân cư về những thách thức của tài nguyên nước trong sự phát triển bền vững tại các đô thị, khi thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, cũng như những bất ổn do biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng. Hiện tốc độ đô thị hóa đang ở mức cao tại hầu hết các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, trong khi nguồn nước phục vụ cho sự phát triển lại chưa được quan tâm đúng mức. Nhu cầu cấp thoát nước cho các đô thị đã trở thành vấn đề cấp thiết do nguồn nước bị suy giảm, mực nước các sông hạ thấp, nhiều ao hồ, kênh mương bị bồi lấp…
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, một nửa nhân loại đang sống tại các thành phố và cứ mỗi giây dân số thành thị tăng thêm 2 người. Đến năm 2030, dân số thành thị ở châu Á và châu Phi sẽ tăng gấp đôi so với năm 2000. Hiện nay có trên 140 triệu người dân sống ở thành phố không thể tiếp cận được nguồn nước uống an toàn.
Tại các nước đang phát triển, bình quân mỗi tháng có thêm 5 triệu người dân đến sinh sống tại các thành phố, đặc biệt nghiêm trọng hơn là tại các khu ổ chuột, người dân hầu như không thể tiếp cận được nguồn nước uống và điều kiện vệ sinh an toàn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng dân số ở thành thị quá nhanh trong những thập kỷ qua cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình đạt mục tiêu tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường.
* Thực trạng này diễn ra ở nước ta như thế nào?
- Là một quốc gia có tài nguyên nước dồi dào, tuy nhiên Việt
Đối với Phú Yên, những năm gần đây tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, xuất hiện nhiều ngành kinh tế có nhu cầu sử dụng nước lớn. Thêm vào đó là nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân cũng ngày càng tăng cao. Những năm gần đây, tuy nhiều công trình cấp nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn, đô thị và công nghiệp được đầu tư xây dựng, nhưng do địa hình bị phân cắt, độ dốc lớn, nhiều suối ngắn, hẹp và chỉ tồn tại nước theo mùa, nên thường xảy ra hạn hán, lũ lụt. Bên cạnh đó, do những thay đổi trong sử dụng đất, phá rừng, nhu cầu khai thác nguồn nước tăng cao đã làm giảm khả năng dẫn và trữ nguồn nước; các hồ, sông, suối cạn kiệt nguồn nước mặt và nước dưới lòng đất; vùng sâu, vùng xa và những vùng ven biển vẫn còn thiếu nước sinh hoạt, trong khi nhu cầu sử dụng nước phục vụ công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng.
* Nguyên nhân của tình trạng này do đâu và giải pháp nào để bảo vệ nguồn nước sạch, thưa đồng chí?
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước, trong đó nguyên nhân chính là do sử dụng nước chưa hợp lý, hầu hết người dân chưa hiểu biết đầy đủ về giá trị tài nguyên nước… Để bảo vệ nguồn nước theo hướng bền vững, giải pháp được đưa ra là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn nước. Chống xả các chất thải gây nhiễm bẩn ra môi trường. Làm tốt công tác này, đòi hỏi có sự góp sức của các ngành, Mặt trận, đoàn thể và địa phương, trong đó vai trò của người dân là vô cùng quan trọng.
* Xin cảm ơn đồng chí!
PHƯƠNG