Thứ Sáu, 04/10/2024 14:25 CH
Ứng phó với biến đổi khí hậu:
Cần những giải pháp mang tính dài hơi
Thứ Năm, 24/06/2010 15:00 CH

Việt Nam là một những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BKH). Trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam, mực nước biển có thể tăng lên 40 cm vào năm 2050 và có thể tăng lên 100cm vào năm 2100.

 

BKH và nước biển dâng làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập mặn, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây tác động lớn đến các công trình xây dựng như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng. Những năm gần đây, số lượng cơn bão có cường độ mạnh đổ bộ vào nước ta nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam, mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.

 

Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vung duyên hai miên Trung sẽ chiu sư tác động trên cac mặt: Biến động vê măt tư nhiên tac đông lên kêt câu ha tâng, lên kinh tê biên va du lich; sưc hut đâu tư bi anh hương; xây dựng va bao vê kết cấu hạ tầng tốn kém hơn, dẫn đến sư dịch chuyển dân cư, lao động, cac đô thi va cơ sơ kinh tê trong nôi vung tư vung thâp lên vung cao... Nhưng biến động sâu sắc đến môi trương tư nhiên va kinh tê -xa hôi nêu trên chắc chắn ảnh hưởng đến sư phát triển bền vững cua vung duyên hai miên Trung, trong đó có Phú Yên.

 

Để ứng phó với BKH, mỗi địa phương cần đề ra những biện pháp mang tính địa phương, tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương đưa ra những biện pháp ứng phó thích hợp. Đối với sản xuất nông nghiệp, cần hướng dẫn người dân thay đổi mùa vụ, trồng cây ngắn ngày hơn để tránh mùa bão, lũ. Các công trình xây dựng vùng ven biển như trụ sở, trường học, nhà văn hóa nên chọn khu vực cao ráo, chú trọng xây dựng kiên cố, nhiều tầng để có thể thành nơi trú ẩn, tránh bão cho người dân. Các gia đình ở đồng bằng ven biển cần quan tâm xây nhà có gác xép để khi mưa bão đến có thể di chuyển đồ đạc lên cao. Nước và lương thực được dự trữ trong nhà để sẵn sàng ứng phó với lụt bão. Ngoài ra, mỗi gia đình cũng có trang bị một ghe dùng cho những trường hợp khẩn cấp, mưa bão bất ngờ. ây được coi là giải pháp sống chung với BKH hữu hiệu nhất, giúp người dân chủ động trong những tình huống bất ngờ. ây là những giải pháp trước mắt mà mỗi địa phương có thể tự thực hiện. Theo các chuyên gia, để đối phó BKH một cách bền vững cần những giải pháp dài hơi hơn. Việt Nam có thể thực hiện giải pháp xây dựng công trình, trong đó có xây dựng đê biển để ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn, đồng thời quy hoạch lại các vùng phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi diện tích đất sản xuất, cây trồng cũng như cơ cấu mùa vụ cho phù hợp. Ngoài ra, việc nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan quản lý và người dân trong vấn đề giảm thiểu tác động cũng như ứng phó với BKH cũng rất quan trọng.

 

MAI ANH

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek