Thứ Sáu, 04/10/2024 08:35 SA
Công chức và nền tảng đạo đức
Thứ Năm, 11/03/2010 15:01 CH

Chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ đã trở thành một vấn đề thiết yếu đối với nền hành chính công của nhiều nước trên thế giới. Cải cách hành chính trong khu vực công đòi hỏi phải giao trách nhiệm và ủy quyền nhiều hơn cho các công chức thực thi nhiệm vụ của mình trước những áp lực về ngân sách nhằm đáp ứng các giá trị truyền thống trong nền công vụ.

 

phuong-2.jpg

Cán bộ UBND phường 2 (TP Tuy Hòa) giải quyết công việc cho dân - Ảnh: K.CHI

 

Toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó có lĩnh vực thương mại và đầu tư, đòi hỏi cần có những tiêu chuẩn đạo đức. Nhằm ngăn chặn việc đội ngũ công chức có đạo đức kém, cần có một loạt các cơ chế kết hợp, trong đó có hệ thống quản lý đạo đức phù hợp. Đây là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ nhiều quốc gia. Rõ ràng, việc nâng cao chuẩn mực đạo đức sẽ giảm bớt tệ quan liêu, tham nhũng và sự suy giảm lòng tin của công chúng đối với nền hành chính công.

 

Điều này được thể hiện qua các quan điểm: Chuẩn mực đạo đức cần được phản ánh trong khuôn khổ pháp lý; chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ phải rõ ràng, nhằm giới hạn các hành vi của công chức theo một quy chuẩn cụ thể; chuẩn mực đạo đức của công chức cần phân định rõ quyền và nghĩa vụ của họ khi phát hiện những hành động sai lầm... Ngoài ra, chuẩn mực đạo đức phải được định rõ quy trình ra các quyết định hành chính mang tính rõ ràng và công khai và phải dựa trên cơ chế trách nhiệm đầy đủ khi áp dụng trong nền hành chính công vụ. Công chức phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình trước cấp trên và rộng hơn là trước công chúng. Chuẩn mực đạo đức cũng cần có các thủ tục và biện pháp xử phạt thích hợp đối với việc công chức vi phạm đạo đức.

 

Với những quan điểm trên, khi xây dựng các cơ chế quản lý hành chính đối với đội ngũ công chức, cần đề cao nền tảng đạo đức, tính phát hiện và điều tra độc lập các hành vi sai trái như tham nhũng, tiêu cực của đội ngũ công chức. Đồng thời, phải có các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, không để công chức vi phạm rồi mới đưa ra xem xét, xử lý. Các nhà quản lý cần nhìn nhận hợp lý hơn việc sử dụng các biện pháp quản lý, sử dụng đội ngũ công chức cho mục tiêu xây dựng nền hành chính công đủ mạnh. Phải để người dân và tổ chức thể hiện quyền giám sát của mình nhằm hạn chế tình trạng công chức đùn đẩy trách nhiệm hoặc có hành động làm phương hại đến lợi ích của xã hội.

 

Luật Cán bộ công chức (hiệu lực thi hành từ 1/1/2010) có nhiều điều nói rõ hoạt động công vụ của đội ngũ công chức. Trong đó có việc nâng cao đạo đức của đội ngũ công chức. Tuy nhiên, việc xây dựng những quy chuẩn đạo đức cụ thể, rất cần có Luật Hoạt động công vụ để góp phần vào việc xây dựng đội ngũ công chức và nền hành chính công trong sạch.

 

DIỆP VĂN SƠN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek